MỤC LỤC
Danh sách các chùa tại Hà Nội nên đi vào dịp Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan nên tặng gì cho cha mẹ
(Tiếng Anh là Ghost Festival - Ullambana Festival)
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Sự tích lễ Vu Lan - Bồ tát Mục Kiền Liên
Cũng theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó"
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.
lễ Vu Lan được tổ chức tại Chùa
Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch), người Trung Quốc và người Việt Nam theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện.
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy cần thiết phải lưu ý những việc sau:
+ Phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia.
+ Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm (khi Mặt Trời đã lặn).
+ Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, "cúng thí thực" (tặng thức ăn).
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè, thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều
Trên mâm cúng tổ tiên, tùy điều kiện của từng gia đình sẽ có mâm cỗ khác nhau, nhưng thường sẽ bao gồm những đồ cúng cơ bản sau:
+ Một mâm cỗ mặn
+ Tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm, tức đồ mã làm bằng giấy có tính tượng trưng nhưng hình dạng giống như đồ thật như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức, mũ kepi, người giúp việc đến những vật dụng hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại...để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Mâm cỗ mặn cúng tổ tiên ngày lễ Vu lan
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có:
+ Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...),
+ Các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện),
+ Cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa...
+ Và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. Ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản... tượng trưng cho những cô hồn...
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7
Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức "Bông hồng cài áo", là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962.
Nghi thức cài hoa hồng lên áo ngày lễ Vu Lan
Vào "tháng cô hồn", người Việt Nam theo phong tục tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ như không mua sắm, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo, không bơi lội… và tùy vùng còn có thêm những kiêng kỵ khác như không khai trương, mở cửa hàng, lập gia đình, xây nhà. Nhiều người còn kiêng cữ và ăn chay trong tháng 7 nên các hàng quán bán thức ăn mặn và rượu bia buôn bán ế ẩm và thường đóng cửa sớm
Việc đi lễ chùa vào dịp lễ Vu Lan là việc nên làm, vì vậy chúng tôi đã tổng hợp một danh sách các chùa tại Hà Nội để các bạn có thể tham khảo, nếu được hãy rủ bố mẹ mình cùng đi lễ chùa nhé!
Ngoài danh sách bên dưới, bạn cũng có thể tùy chọn các ngôi chùa tại đình làng, nơi mình sinh sống để đến cầu siêu và cầu xin sức khỏe. Chúc bạn và người thân có những khoảng thời gian đi lễ chùa thư thái, bình an!
Chùa Trấn Quốc được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội và Việt Nam. Ngôi chùa uy nghiêm nằm ở một góc đảo phía Nam Hồ Tây, trên đường Thanh Niên.
Thời Lý, Trần, nơi đây từng là trung tâm Phật giáo của cả nước. Ngôi chùa cổ kính mang những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo. Trải qua hơn một ngàn năm lịch sử, chùa Trấn Quốc vẫn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị đặc biệt như bộ tượng thờ ở thượng điện hay pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc tại Hà Nội
Không chỉ ngày Rằm, mùng Một mà cả trong những ngày thường, chùa Trấn Quốc vẫn là một địa điểm tâm linh thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan. Giữa chốn thị thành ồn ào, tấp nập, chùa Trấn Quốc vẫn thâm trầm giữ lại cho mình sự tĩnh lặng để bất cứ ai bước vào cửa chùa cũng có cảm giác mọi bon chen cuộc sống bị bỏ lại phía sau.
Phủ Tây Hồ Hà Nội
Vì thế, ngày lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy, nhiều người đến với Phủ Tây Hồ để bày tỏ lòng biết ơn hướng về cội nguồn và cha mẹ. Những ngày này lượng người đổ về Phủ rất đông, ai ai cũng thể hiện lòng thành kính và tâm niệm của mình khi dừng chân ở một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội.
Chùa Quán Sứ tại Hà Nội
Dịp lễ Vu Lan tại chùa thường diễn ra vào thời điểm từ ngày 11 đến 14/7 âm lịch hàng năm. Vào những ngày này đông đảo thập tử lòng thành đến chùa để tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật và cầu bình an, báo hiếu cha mẹ.
Chùa Phúc Khánh Hà Nội
Nhiều người cho rằng, Phúc Khánh là một ngôi chùa thiêng và tin rằng tới đây cúng khấn sẽ tâm an, thuận lợi.Chùa Bằng A được xây dựng từ thời Hậu Lê là ngôi cổ tự có niên đại trên 400 năm.Ngôi chùa nằm nép ở một bên sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Chùa Bằng A tại Hà Nội
Điểm nổi bật của chùa Bằng A chính là khuôn viên không chỉ thanh tịnh, rộng rãi mà còn là nơi tọa lạc của tháp Báo Thiên từ thời Lý và 18 pho tượng La Hán mô phỏng theo tượng La Hán ở chùa Tây Phương.
Hiện nay, chùa Bằng không chỉ là nơi để tăng ni, phật tử thăm quan, lễ bái mà chùa còn là trụ sở tổ chức một số hoạt động của Hội Phật giáo. Các vị trụ trì chùa cùng với phật tử thường xuyên tổ chức các khóa tu ngắn hạn cho người dân, thanh thiếu niên, sinh viên... Nổi bật nhất trong thời điểm tháng 7 âm lịch là khóa tu mùa Vu Lan dành cho tất cả các lứa tuổi để tỏ lòng biết ơn tới công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
STT |
Tên chùa |
Tên khác |
Địa chỉ |
Quận/Huyện |
Ghi Chú |
1 |
Phổ Quang tự |
29 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch |
Ba Đình |
Ba Đình
|
|
2 |
Bà Đanh |
Thiền viện Châu Lâm |
phố Thụy Khuê, phường Thụy Khuê |
Ba Đình |
|
3 |
Bát Tháp |
Bát Tháp tự Chùa Vạn Bảo |
khu Vạn Phúc, phố Đội Cấn, phường Đội Cấn |
Ba Đình |
Được sáp nhập từ chùa Núi Voi trên đỉnh Voi Phục, núi Vạn Bảo. Lý Huệ Tông đã tu ở chùa này. |
4 |
Châu Long |
Châu Long tự |
44 phố Châu Long, phường Trúc Bạch |
Ba Đình |
Thời Trần, công chúa Khiết Cô tu tại chùa. Trùng tu năm 1808, 1901 và 1932, xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 5 tháng 2 năm 1994 |
5 |
Hòe Nhai |
Hồng Phúc tự |
19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực |
Ba Đình |
Tào Động tông |
6 |
Kim Sơn |
Am Vạn Linh, am Vạn Lịch, chùa Tàu Mã, chùa Kim Mã |
73 phố Kim Mã, phường Kim Mã |
Ba Đình |
Thời Lý là am Vạn Linh, năm 1831 làng Kim Mã sửa lại am, dựng tượng Phật, gọi là chùa Tàu Mã. |
7 |
Một Cột |
Diên Hựu tự, Liên Hoa Ðài |
trong quần thể lăng Hồ Chí Minh |
Ba Đình |
Theo hình dáng một bông sen |
8 |
Ngũ Xã |
Thần Quang tự |
44 phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch |
Ba Đình |
Thờ ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không, có pho tượng A Di Đà cao 3.95m, chu vi 11.6m, nặng 10 tấn, với tòa sen đỡ tượng có 96 cánh, nặng 1.6 tấn, gần hồ Trúc Bạch |
9 |
Phổ Quang |
đường Trấn Vũ |
Ba Đình |
||
10
|
Bát Mẫu |
ngõ 55 Hoàng Hoa Thám |
Ba Đình |
||
11
|
An Quốc |
phố Cát Linh |
Ba Đình |
nằm cạnh Bích Câu đạo quán |
|
12
|
Vĩnh Khánh |
ngõ 267 Hoàng Hoa Thám |
Ba Đình |
nằm cạnh đền Vĩnh Phúc |
|
13
|
Liễu Giai |
ngõ 343 Đội Cấn |
Ba Đình |
trong quần thể đền - chùa Liễu Giai |
|
14
|
Anh Linh |
Anh Linh tự |
phường Cổ Nhuế 2 |
Bắc Từ Liêm |
Do công chúa Trần Khắc Hãn, vâng lệnh vua cha Trần Nhân Tông, lập. |
15
|
Vẽ |
Tự Khánh |
phường Đông Ngạc |
Bắc Từ Liêm |
|
16
|
Nhật Tảo |
Phúc Khánh |
Bắc Từ Liêm |
||
17
|
Giàn |
đường Xuân Đỉnh |
Bắc Từ Liêm |
||
18
|
Minh Phúc |
đường Xuân Đỉnh |
Bắc Từ Liêm |
||
19
|
Nhu Khang |
Xuân Đỉnh |
Bắc Từ Liêm |
||
20
|
Sùng Quang |
đường Cổ Nhuế |
Bắc Từ Liêm |
||
21
|
Hà |
Thánh Đức tự |
phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng |
Cầu Giấy |
Được sửa sang từ năm 1680, thời nhà Lê (Lê Hy Tông). Chuông Khánh Tự đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 đời Tây Sơn, cao 1m30 |
22
|
Ngọc Quán |
Chùa làng Cót |
phố Yên Hoà, phường Yên Hoà |
Cầu Giấy |
Xây trước 1642 |
23
|
Duệ |
Duệ Tú |
Nguyễn Khánh Toàn |
Cầu Giấy |
|
24
|
Hoa Long |
Cầu Giấy |
|||
25
|
Thánh Chúa |
Cầu Giấy |
Trong khuôn viên trường Đại học Quốc gia |
||
26
|
Dâu |
đường Hoàng Quốc Việt |
Cầu Giấy |
||
27
|
Tăng |
đường Nguyễn Khánh Toàn |
Cầu Giấy |
||
28
|
Trung Kính |
đường Nguyễn Ngọc Vũ |
Cầu Giấy |
||
29
|
Bảo Ân |
phố Trung Kính |
Cầu Giấy |
||
30
|
Tháp |
phố Dịch Vọng |
Cầu Giấy |
||
31
|
Thọ Cầu |
đường Cầu Giấy |
Cầu Giấy |
||
32
|
Bà Tấm |
Sùng Phúc tự, Sùng Khánh tự |
thôn Sóc, xã Dương Xá |
Gia Lâm |
Thờ Nguyên phi Ỷ Lan nhà Lý |
33
|
Keo |
Trùng Nghiêm tự |
làng Keo, xã Kim Sơn |
Gia Lâm |
Có tượng bà Pháp Vân giống tượng ở Chùa Dâu, nhưng nhỏ hơn |
34
|
Kiến Sơ |
xã Phù Đổng |
Gia Lâm |
Năm 820, nhà sư Vô Ngôn Thông đã trụ trì tại chùa, lập ra thiền phái Vô Ngôn Thông. Lý Công Uẩn thuở còn nhỏ đã đến tu và học kinh Phật ở chùa |
|
35
|
Nành |
Pháp Vân tự |
xã Ninh Hiệp |
Gia Lâm |
Thờ Phật bà Pháp Vân, là một trong bốn đại tự Việt Nam |
36
|
Sủi |
Phú Thị tự, Đại Dương tự, Sùng Phúc tự |
xã Phú Thị |
Gia Lâm |
Năm 1066, Nguyên phi Ỷ Lan đã về cầu tự tại chùa |
37
|
Chân Tiên |
Phúc Lâm tự |
151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành |
Hai Bà Trưng |
Do người Pháp di chuyển chùa Báo Thiên ở thôn Tiên Thị, Nhà thờ Lớn về |
38
|
Hưng Ký |
Hưng Võ thiền am |
228 phố Minh Khai, phường Minh Khai |
Hai Bà Trưng |
Do ông Hưng Ký, người Sài Gòn, xây dựng năm 1931 |
39
|
Hương Tuyết |
205 phố Bạch Mai, phường Bạch Mai |
Hai Bà Trưng |
||
40
|
Liên Phái |
Liên Tôn |
ngõ Chùa Liên Phái, phường Cầu Dền |
Hai Bà Trưng |
|
41
|
Pháp Hoa |
Pháp Hoa tự |
31-33 phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du |
Hai Bà Trưng |
Cụm ba chùa Thiền Quang, Quang Hoa và Pháp Hoa |
42
|
Quang Hoa |
Quang Hoa tự |
31-33 phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du |
Hai Bà Trưng |
Cụm ba chùa Thiền Quang, Quang Hoa và Pháp Hoa |
43
|
Thiền Quang |
Thiền Quang tự |
31-33 phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du |
Hai Bà Trưng |
Cụm ba chùa Thiền Quang, Quang Hoa và Pháp Hoa |
44
|
Vua |
Đế Thích |
33 phố Thịnh Yên, phường Phố Huế |
Hai Bà Trưng |
|
45
|
Đức Viên |
phố Trần Xuân Soạn |
Hai Bà Trưng |
||
46
|
Hai Bà Trưng |
Viên Minh |
phố Hương Viên |
Hai Bà Trưng |
Nằm trong quần thể đình - đền - chùa |
47
|
Thanh Nhàn |
đường Trần Khát Chân |
Hai Bà Trưng |
||
48
|
Hộ Quốc |
đường Nguyễn Khoái |
Hai Bà Trưng |
||
49
|
Hương Thể |
đường Kim Ngưu |
Hai Bà Trưng |
||
50
|
Quỳnh |
Quỳnh Lôi |
ngõ Quỳnh |
Hai Bà Trưng |
|
51
|
Diệu Nam |
đường Đại La |
Hai Bà Trưng |
||
52
|
Vân Hồ |
Tào Sách tự, Linh Thông tự |
phố Lê Đại Hành |
Hai Bà Trưng |
|
53
|
Đào Nguyên |
Thôn Đào Nguyên, Xã An Thượng |
Hoài Đức |
Được xây lại và trùng tu di tích gần nhất vào năm 2008. |
|
54
|
Bà Đá |
Linh Quang tự |
3 phố Nhà thờ, phường Hàng Trống |
Hoàn Kiếm |
Lâm Tế tông, trụ sở của Thành hội Phật giáo Hà Nội |
55
|
Báo Ân |
Bờ phía đông hồ Gươm, Bưu điện Hà Nội ngày nay |
Hoàn Kiếm |
Hiện còn tháp Hòa Phong |
|
56
|
Báo Thiên |
Sùng Khánh Báo Thiên tự |
40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống |
Hoàn Kiếm |
Nay chỉ còn di tích là giếng đá cổ |
57
|
Cầu Đông |
Chùa Đông Môn |
38 phố Hàng Đường, phường Hàng Đào |
Hoàn Kiếm |
|
58
|
Lý Quốc Sư |
Đền Lý Quốc Sư |
50 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống |
Hoàn Kiếm |
Trước là đền thờ Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không, sau năm 1954 đổi thành chùa thờ Phật |
59
|
Quán Sứ |
Quán Sứ tự |
73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo |
Hoàn Kiếm |
Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam |
60
|
Vũ Thạch |
Quang Minh tự |
13B phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền |
Hoàn Kiếm |
|
61
|
Vĩnh Trù |
phố Hàng Lược |
Hoàn Kiếm |
||
62
|
Pháp Bảo Tạng |
phố Hàng Cót |
Hoàn Kiếm |
||
63
|
Thái Cam |
phố Hàng Gà |
Hoàn Kiếm |
||
64
|
Kim Cổ |
phố Đường Thành |
Hoàn Kiếm |
Vốn là Đạo quán tên là Đồng Thiên cổ quán, sau đổi thành chùa |
|
65
|
Phúc Long |
đường Trần Quang Khải |
Hoàn Kiếm |
||
66
|
Huyền Thiên |
phố Hàng Khoai |
Hoàn Kiếm |
Vốn là Đạo quán tên là Huyền Thiên cổ quán, sau đổi thành chùa |
|
67
|
Thiên Phúc |
phố Hai Bà Trưng |
Hoàn Kiếm |
||
68
|
Pháp Vân |
1299 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt |
Hoàng Mai |
Gần bến xe Nước Ngầm. |
|
69
|
Tứ Kỳ |
Linh Tiên tự |
đầu phố Hoàng Liệt - Linh Đường, phường Hoàng Liệt |
Hoàng Mai |
Nằm trên đường Giải Phóng, đoạn đi qua đường rẽ vào Linh Đàm. Gần bến xe Nước Ngầm. |
70
|
Nga My |
Chùa Hoàng Mai |
đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ |
Hoàng Mai |
|
71
|
Sét |
Đại Bi tự |
phường Tân Mai |
Hoàng Mai |
|
72
|
Tương Mai |
Trương Định |
Hoàng Mai |
||
73
|
Phúc Khánh |
đường Vĩnh Hưng |
Hoàng Mai |
||
74
|
Phúc Khánh |
đường Tam Trinh |
Hoàng Mai |
||
75
|
Âm Sét |
đường Tân Mai |
Hoàng Mai |
||
76
|
Đại Bi |
đường Tam Trinh |
Hoàng Mai |
||
77
|
Bằng |
Linh Tiên, Bằng A |
số 3 phố Bằng Liệt |
Hoàng Mai |
|
78
|
Lủ |
Kim Giang |
Hoàng Mai |
||
79
|
Liên Hoa |
phường Định Công |
Hoàng Mai |
||
80
|
Bồ Đề |
Thiên Sơn tự |
phố Phú Viên, phường Bồ Đề |
Long Biên |
Xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi bao vây thành Đông Quan năm 1427 |
81
|
Đông Linh tự |
Chùa Thanh Am |
76 phố Thanh Am, phường Thượng Thanh |
Long Biên |
Chùa có quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh nguyên niên (1793). Làng Thanh Am do Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa con cháu và dân làng tới định cư ở đây và xây dựng thành, với tên lúc đầu là làng Hoàng Am |
82
|
Hương |
xã Hương Sơn |
Mỹ Đức |
||
83
|
Nhổn |
Càn Phúc tự |
phường Phương Canh |
Nam Từ Liêm |
|
84
|
Phùng Khoang |
phố Phùng Khoang |
Nam Từ Liêm |
||
85
|
Thắng Nghiêm |
Khúc Thủy tự |
thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê |
Thanh Oai |
Chùa là nơi sinh sống và trụ xứ tu hành của nhiều bậc danh tăng, danh tướng thời Lý (1010-1225), thời Trần (1255-1400) như: Khuông Việt Quốc Sư, Vạn Hạnh Quốc Sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc Sư, Đạo Huyền Quốc Sư, Huyền Thông Quốc Sư (tức Linh Thông Hòa thượng Đại Vương), Hưng Đạo Đại Vương... |
86
|
Hưng Long |
Hưng Long tự |
thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ |
Thanh Trì |
khởi dựng năm 1011, năm Thuận Thiên thứ 2 (Tân Hợi) do vua Lý Thái Tổ ban chiếu và cấp tiền xây dựng. Đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) và Hoàng hậu Thượng Dương hạ sinh được nhị vị công chúa là Lý Từ Thục và Lý Từ Huy đã về chùa Hưng Long xuất gia đầu Phật và thu thần thị tịch tại Lăng Liên Hoa vào ngày 15 tháng 3 năm Ất Hợi, niên hiệu Hội Phong thứ 4. |
87
|
Bồ Tát |
Bảo Tháp tự, chùa Bồ Đề, Thượng Phúc tự |
thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai |
Thanh Trì |
Nằm bên sông Nhuệ, xây thời Trần, có Minh Từ Hoàng thái hậu đời Trần Hiến Tông trụ trì. Được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 28 tháng 9 năm 1990 |
88
|
Tự Khoát |
Hương Phúc tự |
làng Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp |
Thanh Trì |
Do hai công chúa nhà Lý lập. |
89
|
Giáp Nhất |
phố Giáp Nhất |
Thanh Xuân |
||
90
|
Đậu |
Thành Đạo tự |
thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, Thường Tín |
Thường Tín |
Tôn tạo vào thời nhà Lý, thế kỷ 11 |
91
|
Chân Long |
Chân Long tự, Chùa Chàng, Chùa Chàng Sơn |
Xóm Chùa, Thôn 4, xã Chàng Sơn |
Thạch Thất |
Chùa được xây dựng vào năm Giáp Ngọ, niên hiệu Thịnh Đức 2 (1654) trên khu đất cao, là nơi thờ Phật trông về hướng Tây, trùng tu năm 2004, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 7 tháng 12 năm 1991 |
92
|
Tây Phương |
Sùng Phúc tự |
thôn Yên, xã Thạch Xá |
Thạch Thất |
|
93
|
Bà Già |
làng Phú Gia, phường Phú Thượng |
Tây Hồ |
||
94
|
Kim Liên |
Đại Bi tự Kim Liên |
phường Quảng An |
Tây Hồ |
Được liệt vào một trong 10 kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam. |
95
|
Tứ Liên |
Chùa Tam Bảo |
phường Tứ Liên |
Tây Hồ |
Xây đời Lê Thần Tông, năm Đức Long thứ ba (1631) |
96
|
Tĩnh Lâu |
Sải |
phường Bưởi |
Tây Hồ |
|
97
|
Trấn Quốc |
Khai Quốc An Quốc |
đường Thanh Niên, phường Yên Phụ |
Tây Hồ |
Chùa cổ nhất Hà Nội (có từ thời Lý Nam Đế, thế kỷ 6), nằm trên một đảo nhỏ ở hồ Tây |
98
|
Xuân La |
Khai Nguyên |
Làng Quán La Xã, phường Xuân La |
Tây Hồ |
|
99
|
Ức Niên |
Làng Quán La Sở, phường Xuân La |
Tây Hồ |
||
100
|
Vạn Niên |
Thôn Vệ Hồ, phường Xuân La |
Tây Hồ |
||
101
|
Thiên Niên |
Thiên Niên Cổ tự |
Phường Bưởi |
Tây Hồ |
|
102
|
Tảo Sách |
Linh Sơn tự |
386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân |
Tây Hồ |
|
103
|
Võng Thị |
Vinh Khánh tự |
75 phố Võng Thị, phường Bưởi |
Tây Hồ |
Xây dựng thời Lý |
104
|
Quảng Bá |
Hoằng Ân, Long Ân |
phố Quảng Bá |
Tây Hồ |
|
105
|
Cổ Loa |
Bảo Sơn tự |
xã Cổ Loa |
Đông Anh |
Chùa có 5 bia từ thế kỷ 17-19, 2 chuông đồng Gia Long 2 (1803), 1 khánh đồng, bình hương đồng |
106
|
Bà Nành |
Tiên Phúc tự |
154 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu |
Đống Đa |
Gắn liền với truyền thuyết về vua Lê Thánh Tông. |
107
|
Bà Ngô |
Ngọc Hồ tự |
128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu |
Đống Đa |
Xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thánh Tông gặp tiên. |
108
|
Bộc |
Thiên Phúc tự |
14 phố Chùa Bộc, phường Quang Trung |
Đống Đa |
|
109
|
Láng |
Chiêu Thiền tự |
phố Chùa Láng, phường Láng Thượng |
Đống Đa |
|
110
|
Liên Hoa |
Thiên Bảo tự |
142 phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên |
Đống Đa |
|
111
|
Nam Đồng |
Càn An tự |
64 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng |
Đống Đa |
|
112
|
Nền |
Đản Cơ tự |
1160 đường Láng, phường Láng Thượng |
Đống Đa |
Tương truyền chùa được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh - vị thánh thờ ở chùa Láng cùng thôn. |
113
|
Phúc Khánh |
Phúc Khánh tự, chùa Sở |
382 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở |
Đống Đa |
Chùa nằm bên phải phố Tây Sơn, gần ngã tư Sở. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê.Là ngôi chùa nổi tiếng thiêng ở Hà Nội. |
114
|
Xã Đàn |
Kim Yên tự |
126 ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng |
Đống Đa |
|
115
|
Đồng Quang |
phố Tây Sơn |
Đống Đa |
||
116
|
Thanh Nhàn |
đường La Thành |
Đống Đa |
||
117
|
Xã Đàn |
phố Trần Hữu Tước |
Đống Đa |
Trong các loài hoa thì hoa hồng là tượng trưng cho tình yêu. Đây chính là món quà đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cha mẹ. Trong ngày lễ Vu Lan, một bông hồng kèm theo lời chúc ý nghĩa là cách đơn giản nhất mà những người con có thể áp dụng để bày tỏ lòng biết ơn đối với "người phụ nữ vĩ đại nhất" của đời mình.
Đối với những bạn đi học hay đi làm xa nhà thì những cuộc điện thoại với những lời thăm hỏi, quan tâm sẽ là món quà tặng bố mẹ ý nghĩa nhất. Đừng quên "khoe" thành tích học tập, công tác của mình như được học bổng hay được thăng chức. Sự thành công của bạn chính là điều mà cha mẹ mong mỏi mỗi ngày.
Bạn đã từng nghĩ tới việc giúp đỡ bố mẹ công việc nhà chưa? Đừng nghĩ công việc này quá tầm thường nhé, đây thực sự là một món quà vô cùng đặc biệt mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng thích thú khi nhận được đấy. Các bạn nam thì có thể cùng bố trồng cây, sửa chữa đồ đạc trong nhà... còn các bạn nữ có thể nấu ăn, giặt giũ cùng mẹ. Những dịp như thế này sẽ giúp bạn có thời gian để trò chuyện với bố mẹ nhiều hơn đấy.
Một bữa tối ấm cúng, có các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau thì còn gì bằng chứ. Dù có ham chơi đến mấy thì bạn cũng nên dành một buổi tối bên cha mẹ để ngày lễ thêm ý nghĩa và trọn vẹn nhé.
Bữa cơm đông đủ các thành viển trong gia đình
Tuổi tác là kẻ thù đáng sợ nhất của người già, sức khỏe của cha mẹ có thể yếu đi bất cứ lúc nào. Hãy tranh thủ khi cha mẹ còn khỏe để sắp xếp một chuyến đi chơi xa, cùng bố mẹ trải nghiệm những bất ngờ thú vị trong suốt cuộc hành trình.
Nếu vì một lí do nào đó mà bạn không thể tổ chức chuyến đi chơi xa thì bạn có thể cùng cha mẹ đi lễ chùa để cầu nguyện cho ông bà, tổ tiên. Đây có lẽ điều cha mẹ mong muốn từ lâu. Vào dịp Vu Lan báo hiếu, hãy cầu nguyện ơn trên cho họ được khỏe mạnh, vui vẻ.
Đi lễ chùa ngày lễ Vu Lan cùng cha mẹ
Ngoài việc đi lễ chùa, hay đi du lịch, bạn có thể cùng cha mẹ và gia đình đi thăm mộ ông bà, tổ tiên ở quê, ở các nghĩa trang Văn Điển, Bát Bạt,... tại Hà Nội hoặc tại các tỉnh lân cận. Nếu khoảng cách di chuyển là quá xa, bạn có thể thuê một chiếc xe ô tô từ 4 đến 45 chỗ để tiện di chuyển cũng như đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Như vậy có thể kết hợp thành một chuyến đi chơi xa thú vị và vui vẻ cho cả gia đình bạn.
Thuê xe đi du lịch cùng gia đình
Lấy báo giá thuê xe ô tô nhanh tại đây. Hoặc gọi điện tới số Hotline tư vấn thuê xe: 096 454 8898 - 086 8888 690.
TẶNG ƯU ĐÃI 30% CÙNG NHIỀU QUÀ TẶNG, KHUYẾN MÃI KHÁC CHỈ ĐẾN HẾT THÁNG 8/2018
Chỉ cần quan sát và tinh ý một chút, ta có thể biết bố mẹ thích gì, cần gì và từ đó mua những món quà hợp lý.
+ Chiếc kính của mẹ gọng đã sờn cũ, hãy chở mẹ đi đo và mua kính mới.
+ Bố thích đọc sách văn hóa, chính trị, dành thời gian dạo hiệu sách một lúc, ta đã có thể mua tặng cha vài cuốn.
+ Bố mẹ bị đau lưng, bị bệnh huyết áp hay tiểu đường, vậy sao không nhân dịp này mua tặng bố mẹ những chiếc máy chăm sóc sức khỏe cần thiết như gối massage, máy đo huyết áp, đo tiểu đường,...
+ Mẹ thích làm bánh, có thể mua tặng mẹ chiếc lò vi sóng rồi hướng dẫn mẹ cách sử dụng, chép cho mẹ công thức những món bánh khác nhau từ trên mạng.
+ Đừng quên mua thêm những chiếc thiệp nhỏ xinh, viết lên đó vài lời tâm tình mà thường ngày ta ngại nói: thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn và mong sao mẹ cha luôn khỏe mạnh.
Hãy tặng những món quà ý nghĩa cho cha mẹ ngày lễ Vu Lan
+ Mặt kính bàn ăn đã vỡ từ lâu mà chưa thay, trước ngày Vu Lan, hãy gọi thợ cắt kính đến.
+ Mùa bóng đá đang rộn ràng với bước tiến của các cầu thủ U23 Việt Nam, tivi nhà mình đã quá cũ, sao không cùng Bố đi sắm một chiếc tivi mới nhỉ?
+ Vòi nước gần đây mới bị hỏng, tại sao không nhờ người đến sửa hay đi mua cái mới rồi giúp cha mẹ thay?
+ ......
Chỉ là những việc rất nhỏ thôi, nhưng cũng thể hiện sự quan tâm của con cái với cha mẹ cũng như mọi việc trong nhà.
Bạn thấy không? Những món quà tặng bố mẹ chỉ cần đơn giản thôi nhưng cũng đủ khiến cha mẹ ấm lòng rồi. Cuối cùng, hãy nhớ rằng: Không phải chỉ đến lễ Vu Lan mới lo báo hiếu mà hãy thực hiện điều đó hàng ngày. Chúc bạn sớm tìm được món quà tặng bố mẹ ý nghĩa cho lễ Vu Lan năm nay.
TỔNG KẾT: 3 VIỆC NÊN LÀM TRONG NGÀY LỄ VU LAN BÁO HIẾU CHA MẸ
+ Đi lễ chùa cầu bình an, sức khỏe cho cha mẹ (có thể thực hiện lễ cúng tại chùa)
+ Chuẩn bị mâm cúng lễ tại nhà: mâm cỗ mặn tại bàn thờ tổ tiên và mâm cúng chúng sinh
+ Dành tặng những lời yêu thương và những món quà ý nghĩa cho cha mẹ
Thông tin về lễ hội Đền Đô, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt tại Từ Sơn Bắc Ninh, liệu có nên đi lễ hội Đền Đô hay không? Sẽ được giải đáp ngay sau đây
Việt Anh xin gửi tới quý khách Báo giá thuê xe 29 chỗ 2 ngày 1 đêm, cam kết xe chất lượng cao, với mức giá rẻ, đảm bảo an toàn cho mọi chuyến đi, Update 2020
Nhà xe Việt Anh chuyên dịch vụ thuê xe 29 chỗ đi Hòa Bình, update bảng giá du lịch 17 địa điểm tại Hòa Bình mới nhất 2020, cam kết giá rẻ, nhiều ưu đãi hấp dẫn
Dịch vụ cho thuê xe 29 chỗ đám cưới tại Hà Nội cam kết xe chất lượng cao, hình thức xe đẹp, sang trọng, đưa đón tận nơi, giá cả trọn gói chỉ từ 1 triệu đồng
Đặt thuê xe 29 chỗ đi Ba Vì trọn gói GIẢM GIÁ chỉ 2 triệu đồng ngay hôm nay, cam kết xe chất lượng, đời mới, lái xe an toàn, công ty có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuê xe