Nghi lễ truyền thống của lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
Hàng nghìn người đổ xô về Đền Hùng nhân ngày Giỗ Tổ
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa… Văn học dân gian Việt Nam giới thiệu về lễ hội đền Hùng có câu như sau:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”.
Câu thơ ấy luôn vang vọng trong mỗi con người Việt Nam để ghi nhớ rằng, đó là ngày hội của non sông, của dân tộc con cháu rồng tiên. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi ngứời Việt Nam, một hình thức truyền khẩu cho truyền thống thờ cúng để mỗi người dân đât Việt từ bao đời nay coi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là sự tưởng nhớ, là sự trở về với cội nguồn của dân tộc.
>>>Tham khảo: thuê xe 29 chỗ hà nội
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ “Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị”. Theo thiển ý, do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ “Thập bát thế” có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngày nay.
Lễ hội đền Hùng tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng
Vào những năm chẵn (5 năm 1 lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, gồm 2 phần: LỄ và HỘI. Hãy cùng tìm hiểu về lễ hội Đền Hùng qua những phần phần này nhé:
Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng.
– Thi rước kiệu: Có khoảng 40 làng lân cận cùng tham gia rước kiệu từ đình làng mình tới chầu tại chân đền. Mỗi lễ vật được đặt trên kiệu đều có 1 ý nghĩa nhất định, liên quan đến từng sự tích vào thời vua Hùng. Đám rước cỗ chay và mâm ngũ quả không được thiếu cùng với lễ vật là bánh chưng, bánh giầy để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.
Sẽ có ban giám khảo chấm giải: Kiệu nhất năm nay thì năm sau sẽ được rước lên đền Thượng. Tiêu chí không chỉ đủ lễ vật mà còn các yếu tố khác như: kiệu phải đẹp, sang, quân cờ, quân kiẹu phải đủ đồng phục và rước lên núi vẫn giữ được thăng bằng và đồng bộ giữa Kiệu , tàn, tán, lọng, không xô nhau hoặc lúc nhanh lúc chậm.
– Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương toàn quốc được tổ chức long trọng ở đền Thượng.
Không khí nghiêm trang của phần lễ trước chùa trên núi Hùng
Phần Hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền , chùa dưới chân núi Hùng. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại đan xen nhau.
– Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, và các khu văn thể…
– Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm, đánh cờ tướng (cờ người)….
– Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp :chèo, kịch nói, hát quan họ…
Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.
Phần Hội diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền
>>>Bạn có thể cũng quan tâm: thuê xe 29 chỗ đi sapa
Nằm trong những ngày lễ lớn của dân tộc, Giỗ tổ Hùng Vương là kỳ nghỉ được mọi người mong đợi. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho những chuyến vui chơi của cả gia đình và là cơ hội để các thành viên gần gũi nhau hơn. Ngày giỗ tổ là sự kiện trọng đại của dân tộc, vì vậy, cha mẹ hãy dạy cho con hiểu để các bé có kiến thức về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn – một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng chính là ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. Đến hẹn lại lên, đến ngày là người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước và cả những Kiều bào nước ngoài quy tụ về đây để tưởng nhớ công ơn các vị vua đã có những chiến công lẫy lừng cho dân tộc.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.
Lễ hội đền Hùng mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà người dân Việt Nam ta cần quan tâm
Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.
Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng.
Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh thắng giặc ngoại xâm làm nền móng cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là những ngày đầu hoang sơ nhất mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta. Chúng ta phải ghi nhớ công lao to lớn đó và không ngừng học tập, đóng góp cho xã hội, cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Giỗ tổ không chỉ nhắc nhở người dân nhớ đến cội nguồn, mà còn thúc đẩy xây dựng đất nước giàu mạnh
Không chỉ người Việt, cả du khách nước ngoài đều quan tâm đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, và nhiều người không biết lễ hội đền Hùng được tổ chức ở đâu? địa điểm nào?
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại đền Hùng Phú Thọ. Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành, địa phương khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,…cũng có tổ chức.
Như đã giới thiệu bên trên thì lễ hội diễn ra làm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ là các đoàn đại biểu tiến hành các nghi thức dâng hương trang nghiêm tại Đền Hùng. Sau khi hoàn thành nghi lễ, du khách du lịch lễ hội có thể vào đền để thắp hương, cũng lễ Phật, tổ tiên, các vị vua Hùng. Phần hội được tổ chức xung quanh khu vực Đền Hùng. Không khí rất tưng bừng, vui nhộn với rất nhiều trò chơi mang đậm nét dân gian, văn hóa dân tộc Việt mà ban tổ chức đã sắp xếp chu đáo.
Du khách đến du lịch lễ hội Đền Hùng sẽ có cơ hội trải nghiệm rất nhiều trò chơi, hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa. Hòa vào ngày lễ hội, cảm xúc mỗi người sẽ không khỏi bồi hồi xúc động, hướng về một vùng đất cội nguồn, về những con người đã sinh ra đất nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, lễ hội Đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương còn là nét đẹp trong không khí xuân đầu năm, giúp tinh thần người dân phấn chấn, vui vẻ, lạc quan mà còn góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước nhớ về cội nguộn, một đức tính đẹp của dân tộc.
Lễ hội đền Hùng được tổ chức ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn những thông tin chi tiết nhất về lễ hội đền Hùng. Để có một hành trình trọn vẹn thì phương tiện di chuyển đóng vai trò quan trọng nhất. Nhà xe Việt Anh hiện nay đang cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch với đa dạng chủng loại xe từ 4 - 45 chỗ cho khách hàng lựa chọn. Khi lựa chọn thuê xe du lịch tại nhà xe Việt Anh bạn sẽ có thể hoàn toàn an tâm bởi chúng tôi cam kết.
+ Nhân viên nhiệt tình, lái xe kinh nghiệm lâu năm
+ Lái xe có bằng lái hạng E trở lên
+ Hợp đồng rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm hai bên
+ Chi phí luôn thấp hơn thị trường, có ưu đãi cho HS, SV.
Vậy các bạn đã có kế hoạch cho hành trình về với miền đất Phú Thọ, nơi diễn ra lễ hội Đền Hùng đầy ý nghĩa sâu sắc và hấp dẫn chưa? Hãy nhanh tay nhấc máy lên và gọi ngay cho nhà xe Việt Anh theo số Hotline: 096 454 8898 - 086 8888 690 để được tư vấn thông tin chi tiết về kinh nghiệm đi lễ hội đền Hùng và cách thức di chuyển, lựa chọn thuê các dòng xe ô tô du lịch… để thuê xe ô tô du lịch cùng bạn bè, người thân, gia đình đi lễ hội đền Hùng với hành chình thuận lợi nhất, tiết kiệm nhiều chi phí nhất với nhiều ưu đãi lớn, cùng nhiều chương trình tour lễ hội hấp dẫn do Việt Anh dành tặng cho các bạn nhé!
Việt Anh – đơn vị cho thuê xe ô tô du lịch hàng đầu tại Hà Nội, rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý khách hàng!
Công ty cho thuê xe ô tô Việt Anh
Phòng điều hành: số 5 ngõ 23 ngách 72 Đức Diễn – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Email: thuexevietanh@gmail.com
Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)
Email: thuexevietanh@gmail.com
Dịch vụ chính: