Nói đến vấn đề đi lễ chùa, không kể những ngày bình thường, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết hay các dịp đầu xuân năm mới, du khách thập phương đều đổ về các ngôi chùa để lễ Phật, đông nhất là tại những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng, để cầu sức khỏe, bình an, tài lộc, công danh, tiền tài… Tất cả những điều mà mọi người mong muốn có được trong năm mới. Vậy đi chùa nên cầu nguyện như thế nào? Cầu gì cho đúng? Và không nên cầu gì?
Đi chùa nên cầu nguyện như thế nào vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người
Đi chùa lễ Phật từ xưa đến nay là phong tục truyền thống, là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Do đó, khi đi lễ chùa cũng sẽ có những bài văn khấn truyền thống dành cho đền chùa tương ứng, bên cạnh đó du khách cũng có thể cầu khấn thành tâm theo ý hiểu của mình mà không cần phải khấn theo văn. Tuy nhiên, khi lễ khấn mỗi người đều cần phải thực hiện tại các ban quan trọng bao gồm: ban Tam Bảo, ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, ban Quan Thế Âm Bồ Tát.
Đi chùa nên cầu nguyện như thế nào - Đa phần khi đi lễ chùa mọi người sẽ cầu rất nhiều điều cho bản thân và gia đình như: cầu sức khỏe, bình an, tài lộc, công danh, chức tước, tình duyên, con cái, thi cử, giải hạn… Thế nhưng, mọi người lại không biết được rằng đền chùa là trốn linh thiêng, không giống như trần thế, là nơi tách biệt hoàn toàn với thế tục trần gian. Cửa Phật là nơi rất từ bi giúp con người sám hối những lỗi lầm, cầu xin sự tha thứ và cơ hội để sửa chữa, đồng thời hướng thiện… chứ không có tiền bạc, vật chất để cho các Phật tử đến cầu khấn, ban xin.
Bởi vậy, những khi đi lễ chùa, sau khi đã khấn nôm thì mọi người nên cầu nguyện các vị chư Phật phù hộ cho gia đình sức khỏe, tâm hồn thánh thiện, con cái ngoan ngoãn thông minh, công việc hanh thông, quốc thái dân an… những lời cầu khấn này thường tùy thuộc vào sở nguyện của mỗi người, tuy nhiên không nên cầu khấn quá tham lam để rồi không nhận lại được gì.
Sau khi đã cầu nguyện xong thì các bạn nên có nguyện hồi, hướng công đức cho nhà chùa và những người đã khuất, cùng tất cả chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.
Đi chùa nên cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình, sau đó nên cầu nguyện cho quốc thái dân an
Ngoài vấn đề đi chùa nên cầu nguyện như thế nào thì các bạn cũng cần quan tâm đến những điều không nên cầu nguyện khi đi lễ chùa. Đi chùa các bạn tuyệt đối không nên cầu xin tiền bạc, của cải và vật chất, bởi như vậy thể hiện lòng dạ tham lam và điều này sẽ phần nào đó làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh. Hơn nữa, cửa Phật từ bi chỉ ban phước lành không ban tiền bạc, vật chất cho bất cứ ai, vì nếu con người không tự lực thì trợ độ của giới tâm linh cũng không thể giúp được gì.
Đi chùa không nên tham lam cầu được nhiều của cải, tiền bạc, vật chất
>>>Xem thêm: thuê xe 29 chỗ hà nội
Các lễ vật được chuẩn bị để đi lễ chùa thường được mọi người rất quan tâm. Bởi chúng không chỉ t+hể hiện lòng thành của mỗi thí chủ mà còn thể hiện sự tôn kính của mỗi người trước trốn tâm linh. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người không biết đi lễ chùa phải sắm lễ vật như thế nào, gồm những gì cho đầy đủ. Các bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để chuẩn bị lễ vật đi lễ chùa cho đúng chuẩn:
Thường thì trong một năm sẽ có rất nhiều các ngày lễ khác nhau, do đó các lễ vật cần chuẩn bị để đi chùa cúng lễ với những ngày đó cũng sẽ có sự khác nhau đôi chút. Đặc biệt là các lễ vật để cúng rằm tháng 7, rằm trung thu, Tết, rằm tháng giêng… thì cần phải chuẩn bị sao cho đầy đủ và chỉn chu nhất có thể.
+ Nếu đi chùa vào các ngày bình thường trong năm, thì các bạn chỉ cần dâng hương và sắm một số lễ vật cúng Phật đơn giản như: Hương thơm, trái cây tươi, hoa tươi, bánh trưng, kẹo, chè...
+ Nếu đi những chùa bên trong có thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông – vị thần cai quản ngôi chùa, thì các bạn cần sắm lễ mặn như: giò, thịt, rượu, gà, xôi, bánh trưng, trầu cau, hương thơm… để dâng lên ban thờ của các Ngài.
+ Tuyệt đối không được dâng lễ mặn lên ban thờ hay điện thờ Phật.
+ Nếu các bạn muốn cầu tình duyên thì các bạn nên sắm các lễ vật như: trầu cau, hoa tươi, bánh kẹo, xôi trắng, bánh trưng, giò, chả, rượu trắng, tiền vàng và tiền thật.
+ Các bạn không nên dùng tiền vàng mã để dâng cúng lên các ngai thờ Phật, Quan Âm Bồ Tát, Các vị Thánh Hiền, vì đây là điều không tốt. Những lễ vật này chỉ phù hợp lễ cúng tại các ban thờ Thánh, Mẫu và Đức Ông. Ngoài ra, tiền thật các bạn nên cho vào hòm công đức, không được đặt ở hương án tại điện thờ chính của ngôi chùa.
+ Các loại hoa để đi lễ chùa các bạn phải chọn hoa huệ, hoa cúc, hoa sen, hoa mẫu đơn… không được dùng các loài hoa dại hay hoa nước ngoài để làm lễ vật cúng bái.
Sắm lễ như thế nào cho đầy đủ được mọi người rất chú trọng, nhưng quan trọng hơn vẫn là cái Tâm
>>>Bạn cũng có thể quan tâm: thuê xe 45 chỗ đi đại lải
Hầu hết, khi đi lễ chùa mọi người không chỉ quan tâm đến việc đi chùa nên cầu nguyện như thế nào, mà đi lễ vào ngày nào tốt nhất cũng được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, ngày nào chúng ta cũng có thể đi lễ chùa nếu có công việc riêng hoặc tâm hồn nặng nề, muốn đi lễ chùa cho thanh thản, nhẹ nhõm, hay có thể là đi du lịch tham quan thắng cảnh lễ Phật sau những ngày làm việc mệt mỏi… Còn vào những dịp lễ Tết thì mỗi ngày đi lễ sẽ mang một ý nghĩa riêng khác nhau, cụ thể như:
► Đi lễ chùa vào mùng 1 Tết:
Theo phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, thì việc đi lễ chùa đầu năm mới vào mùng 1 Tết đã trở thành truyền thống, trở thành một tục lệ quen thuộc không thể thiếu đối với mỗi cá nhân hay gia đình. Mọi người có thể đi lễ chùa tại các ngôi chùa ở địa phương hoặc đi đến những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng trong nước.
Ngoài ra, vào chiều ngày 30 hoặc đêm giao thừa nhiều người cũng đến chùa dâng hương để cầu nguyện cho bản thân và gia đình sang năm mới được tai qua nạn khỏi, sức khỏe dồi dào, gia đình hòa thuận, làm ăn tấn tới, tài lộc sum suê… Chính vì thế, mùng 1 tết đầu năm mà đi lễ chùa sẽ hứa hẹn mang đến cho mọi người một năm mới ngập tràn hạnh phúc, bình an và viên mãn.
► Đi lễ chùa vào mùng 2 và mùng 3 Tết:
Nếu đi lễ chùa vào mùng 2 và mùng 3 Tết các bạn sẽ cầu được tài lộc vượng phát, tiền tài dư giả, xúng xính cả năm. Bởi vì, ngày mùng 2 và mùng 3 Tết chính là ngày lễ đón Hỷ Thần, nên đi lễ chùa vào 2 ngày này sẽ mang lại rất nhiều may mắn cùng với sự hạnh phúc viên mãn cho cả năm.
► Đi lễ chùa vào mùng 4 Tết:
Theo quan niệm của người xưa, mùng 4 chính là ngày mà hầu như các gia đình đều làm cơm cúng để tiếp đón các vị thần từ thiên đình xuống hạ giới để cai quản. Do đó, nếu đi lễ chùa vào ngày mùng 4 Tết thì mọi điều ước nguyện sẽ được linh ứng và dễ trở thành hiện thực. Đặc biệt hơn nữa, nếu ai đi lễ chùa vào mùng 4 để cầu duyên sẽ rất tốt.
► Đi lễ chùa vào mùng 6:
Theo quan niệm, thì ngày mùng 6 rất tốt, là một ngày luôn mang lại may mắn, bình an, tốt lành và có rất nhiều giờ đẹp cho mọi gười lựa chọn, sẽ phù hợp cho việc xuất hành đầu năm giúp mang lại tài lộc cùng may mắn cho gia chủ. Nếu các bạn đi lễ chùa vào ngày mùng 6 sẽ cầu được bình an, sức khỏe và gia đạo cực thịnh.
Các bạn nên đi lễ chùa vào dịp đầu xuân năm mới là tốt nhất để cầu nguyện cho cả năm tốt lành
Tại Việt Nam chúng ta có rất nhiều các ngôi chùa không những nổi tiếng mà còn rất linh thiêng, trải dài khắp các miền Nam Bắc. Những ngôi chùa này còn có phong cảnh rất đẹp thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Các bạn có thể tham khảo một số ngôi chùa nổi tiếng dưới đây để đi lễ bái, viếng thăm và cầu nguyện cho bản thân và gia đình vào mỗi dịp đầu xuân năm mới:
1. Chùa Hương – Hà Nội
2. Chùa Bái Đính – Ninh Bình
3. Chùa Ba Vàng – Quảng Ninh
4. Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh
5. Chùa Yên Tử - Quảng Ninh
6. Thiền Viện Trúc Lâm – Vĩnh Phúc
7. Đền Trần – Nam Định
8. Đền Chúa Thác Bờ - Hòa Bình
9. Đền Ông Hoàng Bảy – Lào Cai
10. Đền Mẫu Đầm Đa – Hòa Bình
11. Đền Hùng – Phú Thọ
12. Chùa Keo – Nam Định
13. Đền Mẫu Đồng Đăng – Lạng Sơn
Chùa Hương là một trong những địa điểm tâm linh cực hút khách
Cách vái lạy mỗi khi đi lễ chùa cũng là một vấn đề mà mọi người cần chú trọng, bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều người mắc sai lầm trong việc vái lạy khi đi lễ như: vái nhiều lần, vái nhanh, vái với tư thế không đúng mực… Chính vì vậy, ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến nhân cách cũng như tấm lòng thành kính của mỗi người. Nếu tâm tốt mà vào chùa lễ vái không đúng cách sẽ bị cho là bất kính.
+ Nếu lễ bên ngoài trời hay thắp hương ở lư hương lớn tại sân chùa thì các bạn phải vái ở tư thế đứng.
+ Nếu lễ bên trong các ban thờ, điện thờ thì các bạn phải vái ở tư thế quỳ lạy. Trừ trường hợp vào những ngày quá đông người đến chùa để lễ cúng thì các bạn có thể đứng với tư thế nghiêm trang và khấn vái, cầu nguyện từ ban này, rồi sang các ban khác.
+ Khi vái các bạn phải chắp hai tay trước ngực, đưa lên ngang đầu và cúi lạy khom lưng, xòe bàn tay ra và ngửa lên hay úp xuống đất thì tùy mỗi người – điều này không quy định, sau đó mới ngẩng lên, lặp đi lặp lại khoảng từ 3-5 lần.
+ Khi vái các bạn không nên vái quá nhanh “như bổ củi” và không nên cầu khấn quá to tiếng, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Thực ra, có rất nhiều cách để vái lạy mỗi khi đi lễ chùa, nhưng theo cách lễ Phật của người dân Việt Nam ta thì để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn và tôn nghiêm nơi cửa Phật, đặc biệt là với 3 ngôi Tam Bảo thì mọi người thường thực hiện theo tư thế “ngũ thể đầu địa”. Và số lần lễ lạy phải là số lẻ: 3,5,7,9. Sau khi lạy xong thì các bạn hãy vái ba vái rồi lui ra ngoài.
Du khách đang rất thành tâm khấn vái và cầu nguyện trước cửa Phật linh thiêng
Trên đây là những kiến thức đi chùa nên cầu nguyện như thế nào và một số điều cần biết khi đi chùa, mà Việt Anh muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong cuộc sống. Nếu các bạn có nhu cầu thuê xe ô tô đi lễ chùa từ 4-45 chỗ tại Hà Nội giá rẻ, nhưng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hãy liên hệ với Việt Anh chúng tôi nhé! Hotline: 086 8888 690 – 096 454 8898. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho các bạn!
Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)
Email: thuexevietanh@gmail.com
Dịch vụ chính: