Xe Việt Anh - Đơn vị cho thuê xe du lịch chất lượng, uy tín tại Hà Nội
Địa chỉ Số 5 - 7 Ngách 72 - Ngõ 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Mục lục bài viết

    Điểm danh các chùa ở Hà Tây cũ di tích đẹp nổi tiếng mà bạn nên đến

    1. Chùa Trầm – một trong các chùa ở Hà Tây cũ nổi tiếng

     

    Chùa Trầm là ngôi chùa tọa lạc trên một diện tích nhỏ chỉ vỏn vẹn trên dưới 50m2 ngay trên núi Trầm - hay còn gọi là Tử Trầm Sơn, thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, thuộc tỉnh Hà Tây cũ, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 25 km.

     

    Chùa Trầm - thắng cảnh đẹp nổi tiếng tại Hà Nội

    Chùa Trầm - thắng cảnh đẹp nổi tiếng tại Hà Nội

     

    Thật ra, đây là cả một danh lam thắng cảnh với núi Trầm và ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi. Ba ngôi chùa đã đạt đến sự hài hòa cao độ giữa núi và chùa, tạo cảm giác tự nhiên để du khách nghĩ rằng ở núi ấy phải là chùa ấy.

     

    Trước đây, toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi Trầm còn có chùa Hang – một ngôi chùa được xây dựng trong động Long Tiên, ngay dưới chân nũi Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia được khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... Ngoài ra, còn có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. Ở đây còn có đường đi lên đỉnh núi – người ta hay gọi là đường lên Trời, và đường xuống hang sâu – người ta hay gọi là đường xuống Âm phủ. Gần sát đó lại có cả chùa Võ Vi.

     

    Chùa Trầm là một trong các chùa ở Hà Tây cũ được xây dựng năm Ất Hợi tức năm 1515, do tướng Trần Văn Tăng – một tướng quân xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng. Hiện nay, ở núi Trầm vẫn còn lưu giữ một bia đá khắc bài thơ của tướng Trần Văn Tăng viết bằng chữ Nôm, có nội dung như sau:

     

    Tiêu đề: Trùng phảng Vô Vi Tự

    [Tức: Thăm lại Chùa Vô Vi]

     

    “Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự

    Thùy kỳ huyền sư đạo sĩ

    Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai

    Đem cảnh thanh u đặt giữa trời

    Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ

    Độ đời còn độ Đức Như Lai

    Mượn nền đá phẳng đề dăm bận

    Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi

    Cảnh vị vị người, người lai lại

    Đã vô vi khéo cũng lôi thôi”.

     

    Điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn và thú vị tại Hà Nội - chùa Trầm

    Điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn và thú vị tại Hà Nội - chùa Trầm

     

    Lễ hội ở chùa Trầm được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 4 tháng 2 âm lịch. Với các trò chơi, văn hóa, văn nghệ dân gian. Giải bóng đá Chùa Trầm tổ chức tại sân bóng Chùa Trầm với sự tham gia của các đội bóng trên địa bàn xã. Tại sân bóng này cũng từng diễn ra những trận giao lưu với đội bóng của công ty CPTM Hà Sơn Bình. HSBfc. Vào dịp lễ hội chùa Trầm, du khách về dự lên tới hàng nghìn người. Trong những ngày cuối tuần cũng có hàng trăm người đến vãn cảnh thăm chùa. Núi Trầm, Chùa Trầm là một điểm tham quan du lịch tại Hà Nội, một địa chỉ văn hóa - lịch sử thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa. Không những vậy các du khách nước ngoài cũng rất thích ngôi Chùa này.

    >>>Tham khảo: thuê xe 29 chỗ hà nội

                               thuê xe 45 chỗ tại hà nội

    2. Chùa Trăm Gian – một trong các chùa ở Hà Tây cũ có kiến trúc rất độc đáo

     

    Chùa Trăm Gian hay còn có tên gọi là Quảng Nghiêm Tự hay chùa Tiên Lữ, là một ngôi chùa ngự trị trên một quả đồi cao khoảng 50m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội hiện nay. Ngôi chùa này được xây dựng từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu là Trinh Phù thứ 10, năm 1185.

     

    Chùa Trăm Gian một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Bắc

    Chùa Trăm Gian một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Bắc

     

    Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê quán ở Bối Khê đã ẩn mình tu ở đây và được tương truyền là người có nhiều phép lạ, kỳ bí. Sau khi ông mất đi, dân làng đã xây tháp để bảo quản và giữ gìn hài cốt của ông và tôn gọi ông là Đức Thánh Bối. Đây là một trong các chùa ở Hà Tây cũ có diện tích rất lớn, với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại khác nhau.

     

    Ở sân chùa còn có gác chuông hai tầng, tám mái được xây dựng vào năm Quý Dậu tức năm 1693, do niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông lập lên, đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật rất cao. Ngôi chùa ngày nay còn giữ được rất nhiều di vật và tượng quý có tuổi thọ lâu năm. Chùa trăm gian, có cái tên rất bình dân, nhưng dường như đã nói lên được vẻ bề thế của ngôi chùa.

     

    Hiện nay, chùa Trăm Gian đã và đang thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa đền tham quan hàng năm và đang được tu bổ xây dụng lại ao sen, gác chuông và 100 gian chùa, để đón tiếp đồng bào gần xa đến tham quan. Chùa Trăm Gian đã được bộ văn hoá thông tin chứng nhận là di tích lịch sử quốc gia.

     

    Chùa Trăm Gian - di tích lịch sử quốc gia đẹp nổi tiếng tại Hà Nội

    Chùa Trăm Gian - di tích lịch sử quốc gia đẹp nổi tiếng tại Hà Nội

     

    Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một "gian" thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính:

     

    - Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá Ngư nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.

     

    - Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đường kính 0,6 m, đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai, 1794. Trên chuông có khắc một bài minh của Phạm Huy Ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật.

     

    - Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một cỗ trống lớn, đường kính 1 m và một tấm khánh đồng dài 1,20 m, cao 0,60 m đúc năm 1749, Cảnh Hưng thứ 10. Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

     

    Đây là ngôi chùa thu hút hàng trăm nghìn khách hàng năm đến thăm quan

    Đây là ngôi chùa thu hút hàng trăm nghìn khách hàng năm đến thăm quan

     

    - Ở giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời nhà Trần. Trên bệ đá là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bón góc có hình chim thần. Trên bệ đặt các tượng Phật tam thế. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối... Riêng có hai câu  đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406).

     

    - Trong chùa có tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh nhà Tây Sơn, chỉ huy đạo quân đánh vào phía nam Thăng Long. Tượng này được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc vải sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông.

    >>>Tham khảo: thuê xe 29 chỗ đi sapa

    3. Chùa Thầy – một trong các chùa ở Hà Tây cũ có phong cảnh đẹp nhất

     

    Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa nằm ngay dưới chân núi Sài Sơn, thuộc địa phận huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 20km, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.

     

    Mê đắm trước cảnh đẹp tại ngôi chùa nổi tiếng đất Hà Thành - Chùa Thầy

    Mê đắm trước cảnh đẹp tại ngôi chùa nổi tiếng đất Hà Thành - Chùa Thầy

     

    Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa này được người dân ở đây gọi là chùa Thầy. Chùa Thầy là một trong các chùa ở Hà Tây cũ được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn được gọi là núi Phật Tích.

     

    Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Sau đó, Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại rộng hơn gồm hai cụm chùa, đó là: chùa Cao nằm trên Đỉnh Sơn Tự ở phía trên núi và chùa Dưới tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự.

     

    Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:

     

    Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,

    Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

     

    Khung cảnh rất thanh tịnh khiến cho con người cảm thấy thanh thản

    Khung cảnh rất thanh tịnh khiến cho con người cảm thấy thanh thản

     

    Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa này được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì hay còn gọi là ao Rồng. Sân có hàm rồng.

     

    Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất...

     

    Nằm ở xứ Đoài, nơi ít bị ảnh hưởng trong suốt hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, là một trong những trung tâm phật giáo cổ và lớn nhất gần Kinh đô Thăng Long, với quan hệ đặc biệt với các Hoàng gia triều Lý, hậu Lê nên chùa Thầy có số lượng di sản văn hóa vừa nhiều về số lượng vừa trải đều qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Đây là ngôi chùa có tính bảo lưu một cách liên tục nhất các di vật văn hóa, nghệ thuật từ thời Lý.

     

    Lễ hội diễn ra tại chùa Thầy mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt

    Lễ hội diễn ra tại chùa Thầy mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt

     

    Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.

     

    Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở:

     

    Rủ nhau lên núi Sài Sơn

    Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?

    Hỏi non, non những làm thinh

    Phải rằng non đã vô tình với ai?

    Nước non ví chẳng chiều đời

    Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?

    Yêu nhau ta dắt nhau cùng

    Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.

     

    [Á Nam Trần Tuấn Khải]

     

    Về văn hóa, Chùa thầy có truyền thống nghìn năm về văn hóa. Nơi đây đã sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sáng danh lịch sử nước nhà. Tiếp theo truyền thống quê hương, Câu lạc bộ Văn Nghệ thuật Sài Sơn đang tập hợp những người con yêu văn hóa, thơ ca và đã xuất bản nhiều tập thơ, với sự cho phép của nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Núi Thầy là ấn phẩm của CLB Văn học Nghệ thuật Sài Sơn. Đây là những tác phẩm của những người con Quê hương Sài Sơn, mang trong mình hồn cốt của một vùng quê giàu truyền thống văn hóa. Hiện nay, các tập 1, 2, 3, 4 của Núi thầy đã được xuất bản.

     

    4. Chùa Tây Phương - một trong các chùa ở Hà Tây cũ thuộc di tích quốc gia đặc biệt

     

    Chùa Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội.

     

    Chùa Tây Phương - di tích quốc gia đặc biệt nhất của Hà Nội

    Chùa Tây Phương - di tích quốc gia đặc biệt nhất tại Hà Nội

     

    Có tài liệu cho rằng, chùa được xây dựng vào thời nhà Mạc, vì đầu thế kỷ 17 vào những năm 30, chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi, mặt kia áp vào tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được, các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.

     

    Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.

     

    Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Cột chùa kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen. Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý "sắc sắc không không" của nhà Phật.

     

    Nơi đây còn là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân làng mộc ngay trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn Làng nghề mộc lâu đời và nổi tiếng của xứ Đoài.

     

    Những pho tượng cổ được điều khắc rất nghệ thuật và có hồn

    Những pho tượng cổ được điêu khắc rất nghệ thuật và có hồn

     

    Trong chùa có 64 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi, trang nghiêm phúc hậu. Trong đó, có 16 vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.

     

    Năm 1960, nhà thơ Huy Cận có đến thăm chùa, và đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh. Bài thơ được rất nhiều người ái mộ và biết đến.

     

    Nhà xe Việt Anh hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên quý khách có thể nắm được rõ hơn về thông tin cũng như địa chỉ các chùa ở Hà Tây cũ để đến thăm, du lịch và thắp hương khấn phật cầu sức khỏe, hay tịnh tâm…. Sau những bộn bề của cuộc sống. Mọi nhu cầu cần thuê xe du lịch để đi tới các chùa ở Hà Tây cũ cùng gia đình và bè bạn, quý khách vui lòng liên hệ với nhà xe Việt Anh bằng cách gọi ngay đến số Hotline: 096 454 8898 - 086 8888 690 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất.

     

     

    Liên hệ thuê xe tại Việt Anh 

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 1 Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 2 Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 3 Email: thuexevietanh@gmail.com

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 2 Dịch vụ chính: Thuê xe 29 chỗ - Thuê xe 45 chỗ - Thuê xe theo tháng



    Zalo
    Gọi điện
    TÌM KIẾM THÔNG TIN

    Nhập từ khóa muốn tìm kiếm