Xe Việt Anh - Đơn vị cho thuê xe du lịch chất lượng, uy tín tại Hà Nội
Địa chỉ Số 5 - 7 Ngách 72 - Ngõ 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Mục lục bài viết

    Hành trình khám phá lễ hội chùa Yên Tử Miền đất Phật nổi tiếng Việt Nam

     

    1. Lễ hội Yên Tử ngày nào được tổ chức và được tổ chức ở đâu?

    Lễ hội Yên tử ngày nào được tổ chức luôn là băn khoăn của nhiều du khách khi hướng phật. Hội Yên Tử được kéo dài trong thời gian gần 3 tháng, bắt đầu khai hội từ ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm cho đến hết tháng 3. Nhưng Yên Tử hầu hết lúc nào cũng đông du khách đến để xin lộc và cầu mong cho mọi điều tốt lành sẽ đến.

     

    Lễ hội Yên Tử luôn thu hút rất đông đảo du khách đến thăm quan và lễ Phật

    Lễ hội Yên Tử luôn thu hút rất đông đảo du khách đến thăm quan và lễ Phật

     

    Hằng năm, từ những ngày đầu tháng Giêng,  du khách thập phương bắt đầu tấp nập về Hội xuân Yên Tử lễ Phật, du xuân “cầu may vạn phúc!”. Ngày 10 tháng Giêng, lễ khai mạc Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động như:

     

    + Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm;

    + Văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính;

    + Lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng” đầu năm rất quan trọng;

    + Và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian… tưng bừng, nhộn nhịp.

     

    Lễ hội Yên Tử ở đâu? Lễ hội Yên Tử được diễn ra tại Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Và lễ hội Xuân Yên Tử diễn ra tập trung chủ yếu trên địa bàn xã.

     

    Giải đáp cho mọi người lễ hội Yên Tử ngày nào? Lễ hội Yên Tử ở đâu?

    Giải đáp cho mọi người lễ hội Yên Tử ngày nào? Lễ hội Yên Tử ở đâu?

     

    Lễ hội Yên Tử đã thu hút đông  đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử ở trong và ngoài nước cùng các Quý đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tỉnh, thành trong cả nước về dự, thắp nén Tâm hương dâng lên lễ Phật, tri ân công Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ Thiền Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân và vãng cảnh Non thiêng, sơn thủy hữu tình.

     

    Những năm gần đây, Lễ hội Yên Tử trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thường xuyên và quanh năm.

    >>>Xem thêm: thuê xe 29 chỗ

    2. Nguồn gốc lễ hội Yên Tử bắt nguồn từ đâu?

    Yên Tử ngày xưa đuợc gọi là Tượng Sơn (tức Núi Voi) bởi hình dáng núi giống như một con voi khổng lồ. Nhưng theo sử sách cũ lại gọi Yên Tử là Bạch Vân Sơn (tức núi mây trắng) phủ trên đỉnh núi. Có tài liệu còn ghi là Tổ Sơn (tức núi cao nhất trong khu vực).

     

    Gần 1000 năm trước, sử sách đã ghi lại rằng, Yên Tử được coi là “phúc địa thứ 4 của Giao Châu”. Nhiều tài liệu cũ đều thống nhất ghi nhận “Năm Tự Ðức thứ 3, núi Yên Tử được liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ “.

     

    Phải chăng, chính sự linh thiêng huyền bí ấy mà từ xưa các tín đồ đạo phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Cũng vì thế mà từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi này tu hành và đắc đạo.

     

    Khám phá sự linh thiêng và huyền bí của lễ hội Yên Tử

    Khám phá sự linh thiêng và huyền bí của lễ hội Yên Tử

     

    Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa tháp và nhiều công trình khác.

     

    Ðặc biệt, từ thời Trần đã đầu tư xây dựng Yên Tử thành khu quần thể kiến trúc chùa tháp có qui mô lớn. Khởi đầu là ông Trần cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236).

     

    Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm) - ông vua anh hùng của 2 cuộc khách chiến đại thắng quân Nguyên - Mông (1285-1288) mang lại thanh bình cho đất nước, vào lúc triều đại đang hưng thịnh vẫn nhường ngôi cho con để yên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.

     

    Năm 1299 (cách đây hơn 700 năm ), Trần Nhân Tông đã xây dựng nên dòng thiền Trúc Lâm bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Phật phái Trúc Lâm mang Phật danh Ðiều Ngự Giác Hoàng.

     

    Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả 3 vị được gọi chung là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 12, 13, 14.

     

    Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng… Quần thể kiến trúc đồ sộ này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng trải dài gần 20km tạo thành Khu Di tích Lịch sử và Danh thắng Yên Tử mang tầm quốc gia.

     

    Một góc khung cảnh hùng vỹ tại lễ hội chùa Yên Tử - danh thắng mang tầm quốc gia

    Một góc khung cảnh hùng vỹ tại lễ hội chùa Yên Tử - danh thắng mang tầm quốc gia

     

    >> Xem ngay: thuê xe 45 chỗ hà nội

     

    Không biết lễ hội Yên Tử được hình thành từ bao giờ, chỉ biết rằng, từ thế kỷ 17-18, trên đỉnh Yên Tử, ở độ cao 1.068m đã hiện diện một ngôi chùa (Thiên Trúc Tự) mái lợp ngói đồng, trong chùa có 2 tượng đồng, cạnh chùa là một phiến đá lớn bằng phẳng được gọi là Bàn cờ Tiên cùng với một chữ Phật khốt lớn khắc vào vách đá…

     

    Tất cả đều nói lên sự linh thiêng, huyền bí và sức cuốn hút kỳ diệu của Yên Tử. Hiện nay, chùa cũ không còn, dấu tích để lại là một khám thờ nhỏ đã được làm lại bằng đồng vào tháng 4/1994.

     

    3. Hành trình khám phá lễ hội chùa Yên tử

    Với thời gian trung bình 3 giờ leo núi vất vả mới có thể đến được chùa Ðông, đường lên đỉnh Yên Tử là một cuộc thử thách đức tin, kiểm chứng lòng thành với Phật. Ðến được chùa Ðồng, những tín đồ của Phật có cảm giác mãn nguyện như đến được cội nguồn cõi Phật. Dường như nơi đây là chốn đào viên để Tiên, Phật đánh cờ, luận đàm kinh kệ, truyền cho các bậc hiền triết của trần gian.

     

    Rải đều trên các cung bậc của hành trình lễ hội chùa Yên Tử là những cụm kiến trúc chùa, bia, am, tháp… Lúc náu mình trong rừng cổ nguyên sinh, khi phô bày giữa không gian thoáng đãng, nhiều lúc ẩn hiện trong mây, huyền ảo như trong chuyện cổ tích, vừa quyến rũ du khách, vừa khích lệ tinh thần chinh phục.

     

    Ðến đỉnh Yên Tử du khách có cảm giác như lên tới cổng trời cưỡi mây nhìn xuống hạ giới. Phóng tầm mắt ra phía đông là Vịnh Hạ Long mênh mông với hàng ngàn đảo đá nhấp nhô như chuỗi ngọc. Nhìn về phía nam là TP. Hải Phòng với dòng sông Ðá Bạch, Bạch Ðằng lững lờ như một dải sa tanh lấp lánh. Trông về Tây là đồng bằng trù phú Hải Dương, Bắc Ninh, còn phía Bắc điệp trùng rừng núi… Tất cả gợi lên niềm phấn khích tự hào, lâng lâng trong niềm vui chiến thắng và chinh phục.

     

    Toàn cảnh chùa Yên Tử từ trên cao qua Flycam

    Toàn cảnh chùa Yên Tử từ trên cao qua Flycam

     

    Vào dịp lễ hội, trong dòng người thập phương đổ về Yên Tử, có nhiều người hành hương tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài. Có những người đến Yên Tử để ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ thanh cao của các bậc cha ông. Có người về Yên Tử để du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình. Nam nữ thanh niên đi Yên Tử để khám phá, chinh phục.

     

    Nhiều Việt kiều về nước tìm dến Yên Tử đắm mình trong những giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc. Rất nhiều khách nước ngoài đã biết đến Yên Tử như một điểm hấp dẫn du lịch tôn giáo, lịch sự, văn hóa và sinh thái.

     

    Bất kỳ ai đến với lễ hội Yên Tử, nhất là đến được chùa Ðồng đều cảm thấy choáng ngợp bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Những giá trị tinh thần, văn hoá của tổ tiên; sự dâng hiến tinh khiết, trong hoa lá… Ðâu phải vô tình mà Yên Tử làm nơi hành đạo.

    >>>Có thể bạn cũng quan tâm: thuê xe 29 chỗ đi sapa

    4. Ý nghĩa lễ hội tây Yên Tử 2020 là gì?

    Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.

     

    “Trăm năm tích đức, tu hành

    Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”

     

    Đây là câu ca dao nổi tiếng nói về vùng đất linh thiêng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp huyền bí Yên Tử, Quảng Ninh. Và hằng năm, mỗi dịp xuân về là du khách thập phương lại nô nức rủ nhau đến với cõi tiên thanh bình, trong lành này để cầu may và thưởng ngoạn cảnh đẹp, hòa vào không khí rộn ràng và ý nghĩa của lễ hội tây Yên Tử 2020.

     

    Chinh phục được đỉnh thiêng Yên tử giống như hành trình kiên trì tu hành, tích đức

    Chinh phục được đỉnh thiêng Yên tử giống như hành trình kiên trì tu hành, tích đức

     

    Du khách đến Yên Tử để du xuân, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, hít thở không khí trong lành, tìm đến mảnh đất thanh bình, tĩnh lặng hay để khám phá, chinh phục hay lẽ đơn thuần là lễ Phật, cầu may.

     

    Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất (1.068m so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng, du khách cảm tưởng như đi trong mây (”nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.

     

    Lễ hội chùa Yên Tử mang ý nghĩa lớn lao, là trung tâm của Phật Giáo, là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm và với hoạt động lễ hội diễn ra, để du khách đến yên Tử có thể hòa vào thế giới Phật, thoát khỏi thế giới trần tục, một cuộc hành hương ý nghĩa về một nét văn hóa dân tộc độc đáo và bên cạnh đó là giới thiệu về cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên tươi đẹp tại Việt Nam.

     

    Thú vui ”như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng. Trên đường đi, chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đều cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng Ðông Bắc.

     

    Trên đây là thuyết minh về lễ hội Yên Tử rất chi tiết cho những ai chưa biết. Hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn. Nếu các bạn đang có dự định đi lễ hội Yên tử và có nhu cầu thuê xe ô tô du lịch hãy liên hệ đến Hotline: 0964548898 Việt Anh sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn.

     

     

    Liên hệ thuê xe tại Việt Anh 

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 1 Phòng điều hành: số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 2 Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 3 Email: thuexevietanh@gmail.com



    Zalo
    Gọi điện
    TÌM KIẾM THÔNG TIN

    Nhập từ khóa muốn tìm kiếm