Xe Việt Anh - Đơn vị cho thuê xe du lịch chất lượng, uy tín tại Hà Nội
Địa chỉ Số 5 - 7 Ngách 72 - Ngõ 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Mục lục bài viết

    Khám phá 20 địa điểm Chùa, Đền thích hợp đi lễ tại Tuyên Quang

    Đôi nét về Đình, Đền, Chùa tại Tuyên Quang:

    Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, phía bắc giáp với Hà Giang, phía đông giáp với Bắc Cạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp với Vĩnh Phúc, phía tây giáp với Yên Bái.

     

    Tính đến nay Tuyên Quang hiện đang có trên 30 ngôi chùa, trong đó có rất nhiều các ngôi chùa cổ từ thời nhà Trần – Lý. Điều này đã cho thấy được sự phát triển tâm linh tại Tuyên Quang là khá sớm, chính vì vậy hiện nay Tuyên Quang cũng là một điểm của nhiều người nếu muốn tìm lại những vẻ đẹp cổ của thời xa xưa.

     

    Ngay sau đây hãy cùng Việt Anh khám phá hơn 21 địa điểm Chùa, Đền tại Tuyên Quang nhé. Do bài viết khá dài do vậy mình chỉ giới thiệu sơ bộ, mà không tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về các địa điểm Đền, Chùa bạn có thể tìm kiếm chi tiết trên Internet để hiểu rõ hơn.

     

    1. Chùa An Vinh – Tuyên Quang:

    Chùa An Vinh có tên chữ là "An Vinh Thiền Tự" thuộc tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Theo tấm bia: "Tạo tác hưng công bi ký" (Bia ghi việc công đức xây dựng chùa) được tạc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1720) thì chùa An Vinh được khởi dựng vào đầu thế kỷ XVIII.

     

    Cổng chùa An Anh - Tuyên Quang

    Cổng chùa An Anh - Tuyên Quang

    2. Chùa Hang – Tuyên Quang:

    Theo sử sách, chùa Hang hay còn gọi là chùa Hương Nghiêm, thuộc xã An Khang (Tp Tuyên Quang). Đây là ngôi chùa cổ được dựng năm Đại chính thứ 8 (Thế kỷ XVI), đời Thái Tông Mạc Đăng Doanh (1537).

    Chùa Hang – Tuyên Quang

    Chùa Hang – Tuyên Quang

    >>> Tham khảo dịch vụ thuê xe 29 chỗ uy tín, chất lượng tại Hà nội

    3. Chùa Trùng Quang – Tuyên Quang:

    Chùa Trùng Quang nằm trên địa phận tổ 2, phường Minh Xuân (thị xã Tuyên Quang). Chùa có khuôn viên rộng gần 1.000m2, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng và thoáng, thế đất lành theo thuyết phong thuỷ “tiền minh đường, hữu hậu chẩm”.

     

    Hiện nay trong chùa còn giữ được 4 pho tượng cổ, và 2 quả chuông đồng to. Trong khuôn viên chùa vẫn còn một cây nhãn có tuổi đời gần 100 năm tuổi.

     

    Chùa Trùng Quang – Tuyên Quang

    Chùa Trùng Quang – Tuyên Quang

     

    3. Đền Cảnh Xanh – Tuyên Quang:

    Đền Cảnh Xanh (hay còn gọi là đền Cây Xanh) tọa lạc tại phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang. Đền ngự trong khuôn viên khoảng 600m², lưng tựa vào núi, xa xa sơn thủy uốn khúc, long hổ ôm quanh. Kiến trúc độc đáo của ngôi đền được tạo nên bởi lớp lớp cây xanh, cành lá xum xuê, rễ buông như xà long uốn khúc. Kỳ lạ là những chiếc lá của hàng cây bốn mùa đều non tơ, xanh thẫm. Người dân trong vùng kể lại: "Ban ngày đố ai nhìn thấy chiếc lá vàng rơi rụng dưới thềm sân, hoạ chăng chỉ có về đêm...".

     

    Đền Cảnh Xanh – Tuyên Quang

    Đền Cảnh Xanh – Tuyên Quang

     

    4. Thiền Viện Trúc Lâm Chính Pháp – Tuyên Quang:

    Tọa lạc tại ngã ba Vĩnh Tường, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tăng ni, phật tử mà đây còn là công trình đồ sộ với kiến trúc độc đáo.

     

    Thiền Viện Trúc Lâm Chính Pháp – Tuyên Quang

    Thiền Viện Trúc Lâm Chính Pháp – Tuyên Quang

    >>>Bạn cũng có thể quan tâm: thuê xe 29 chỗ đi tam đảo 

    5. Chùa Phúc Lâm – Tuyên Quang:

    Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng đãng và bằng phẳng dưới chân núi Chùa, mang phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc từ thời Trần thế kỷ XIII – XIV

     

    Chùa Phúc Lâm – Tuyên Quang

    Chùa Phúc Lâm – Tuyên Quang

     

    6. Chùa Đại Bi – Tuyên Quang:

    Chùa Đại Bi toạ lạc trên một ngọn đồi nhỏ ở xóm Đô Thượng 4, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Từ chân đồi đến lưng đồi là những phiến đá to, bằng phẳng, chồng xếp lên nhau, phân bố rải rác, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp mắt, khác lạ cho ngôi chùa.

     

    7. Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc – Tuyên Quang:

    Cũng giống như bao ngôi chùa Việt khác, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng, là nơi để người dân gửi gắm mối liên hệ tinh thần với thần linh giúp con người giải tỏa được mọi lo toan, nhọc nhằn của đời sống thường nhật hoặc những sầu não về tinh thần hoặc vật chất trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mang lại cho con người những giây phút thanh nhàn, những khao khát trong sáng hướng tới chân, thiện, mỹ của cuộc sống.

     

    Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc – Tuyên Quang

    Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc – Tuyên Quang

     

    8. Đền Bách Thần – Tuyên Quang:

    Đền Bách Thần là đền thờ trăm vị thần, là các anh hùng dân tộc, người có công với địa phương… Đền Bách Thần còn thờ Tam Quang là mặt trời, mặt trăng, các vì sao, đem đến sự sống cho con người. Theo những người cao niên ở huyện Chiêm Hóa, đền Bách Thần rất linh thiêng đối với cuộc sống của dân bản địa.

     

    Đền Bách Thần gắn liền với Lễ hội Lồng tông vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm của nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa. Đây có ý nghĩa là lễ hội xuống đồng, cũng là ngày đại lễ của đền. Người dân báo ơn các vị thánh thần bằng những nông sản mà họ thu hoạch được trong năm bọc trong những quả còn với tua rua ngũ sắc.

     

    Đền Bách Thần – Tuyên Quang

    Đền Bách Thần – Tuyên Quang

     

    9. Chùa Phú Thị - Tuyên Quang:

    Chùa Phú Thị, còn gọi là chùa Hưng Phúc. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thuộc hệ phái Bắc tông.. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, và được trùng tu nhiều lần. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu vào năm 1991.


    Khuôn viên chùa rộng, được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh . Cửa nhìn về hướng Tây Nam. Đây là một kiến trúc khá đặc biệt: bệ kèo gỗ được gia công theo hình càng cua, trên trần gỗ hình cuốn vòm khiến cho hậu cung như sâu thêm và làm cho cảnh Phật càng thêm trầm tĩnh, ưu tư. Hòa nhập với mái trần uốn cong, phía dưới được sắp đặt bàn thờ rất cân xứng để các đồ tế tự và tượng Phật. Tiền đường gồm 5 gian, kiến trúc theo kiểu chồng diêm, cao ráo, thoáng mát, bốn hàng cột lim đều đặn. Trên xà ngang trung tâm tiền đường được bài trí một cửa võng chạm nổi "lưỡng long chầu nguyệt "sơn son thếp vàng. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ hoặc đất nung phủ sơn. Giáp tường phía trong, đặt 4 pho tượng "ông Thiện, ông Ác, Thần Sấm, Thần Sét" làm tăng vẻ uy linh của tiền đường. Tiếp nối tiền đường, là 4 gian hậu cung. Trong chùa, còn lưu giữ được nhiều di tích và pho tượng cổ.

     

    Chùa Phú Thị - Tuyên Quang

    Chùa Phú Thị - Tuyên Quang

     

    10. Đền Tam Cờ – Tuyên Quang:

    Đền Mẫu Tam Cờ còn có tên khác là đền Hạ, thuộc tổ dân phố 3, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, nằm cách bến xe trung tâm chừng 0,5 km. Cửa đền quay mặt ra hướng Đông, nhìn ra dòng Lô Giang thơ mộng, hiền hòa.

     

    Do cổng quay ra bờ sông nên chỉ tiện cho việc ghé thăm của người hành hương bằng phương tiện thủy, còn người đi bằng phương tiện bộ thì thường đi theo lối cổng thuộc đường phố “chiến thắng sông Lô”. 

     

    Đền Tam Cờ - Tuyên Quang

    Đền Tam Cờ - Tuyên Quang

     

    11. Đền Cậu Thiên – Tuyên Quang:

    Ngay dưới chân nhà ga Cáp Treo Tây Thiên có một ngôi đền cổ là Đền Cậu Tây Thiên. Đền Cậu nơi đây thờ Cậu bé Trường Sinh Tây Thiên. Đền Cậu là một điểm nhấn trung Khu du lịch Tâm linh Tây Thiên 

     

    Đi qua đền Thỏng chúng ta có thể đi bộ hay đi xe điện để lên nhà ga Cáp treo (cách đền Thỏng khoảng gần 1 km rợp bóng cây che mát) là đến đền Cậu. Trước khi, lên nhà ga hoặc đi bộ lên thằng đền Cô Bé Tây Thiên chúng ta nên ghé thăm Đền Cậu Trường Sinh.

     

    Đây là một ngôi đền nhỏ rợp bóng cây của rừng giá nguyên sinh. Đền tựa lưng vào núi và nhìn xuống khe Trường Sinh suốt ngày róc rách tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình đầy chất thơ.

     

    Khi lên đền Cậu, ngoài cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ thì đền còn là nơi mà các cặp bạn trẻ đến đây để cầu duyên, cầu tự. Theo như lời kể của nhân dân thì đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh. Trước đây, chỉ có một bát hương đặt trên một hòn đá. Tương truyền đây là nơi Cậu ngự để tập trung và nuôi quân giúp cho Quốc Mẫu.

     

    12. Đền Thờ Bác Hồ – Tuyên Quang:

    Tuyên Quang được coi là “trái tim” của Việt Bắc, Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô Kháng chiến. Mỗi tên đất, tên làng của Tuyên Quang đều gắn liền với sự hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong thời gian hoạt động, làm cách mạng ở trong nước, Bác Hồ đã sống và làm việc ở Tuyên Quang 5 năm 11 tháng 25 ngày. 

     

    Để ghi nhớ công lao vĩ đại đóng góp cho dân tộc, cho hòa bình của nhân loại tiến bộ của Hồ Chủ tịch, đồng thời thể hiện tình cảm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đối với Người, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang đã xin ý kiến Trung ương, quyết định xây dựng Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chân núi Thổ Sơn gắn kết với nhóm tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” trong khuôn viên Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Chính tại khu vực Quảng trường này, năm 1961, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự được Bác Hồ về thăm và nói chuyện.

     

    Đền thờ Bác Hồ - Tuyên Quang

    Đền thờ Bác Hồ - Tuyên Quang

     

    13. Đền Bắc Mục – Tuyên Quang:

    Đền Bắc Mục tọa lạc trên gò Mục, có diện tích hơn 2.000m², hướng ra sông Lô, thuộc tổ nhân dân Bắc Mục, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên). 



    Đền còn có tên gọi khác là đền Ông. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã có công 3 lần đánh thắng giặc ngoại xâm. Ngoài ra, đền còn thờ bái vọng Thánh mẫu với quan niệm là người đã sinh ra vạn vật. Thể hiện sự nhớ về cội nguồn, tôn vinh vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

     

    Đền Bắc Mục - Tuyên Quang

    Đền Bắc Mục - Tuyên Quang 

     

    14. Đền Đồng Xuân – Tuyên Quang:

    Đền Đồng Xuân có tên chữ là Đồng Xuân Linh Từ; Đền được khởi dựng vào cuối thế kỷ 19 dưới triều vua Thành Thái do ông Đoàn Tiên Công đứng lên xây dựng, sau con gái của ông là Bà Đoàn Thị Nga nối trí nghiệp cha làm từ thiện góp tiền, của để trùng tu lại đền; Đền Đồng Xuân toạ lạc trên khu đất cao có diện tích 968m2 bên dòng Lô Giang huyền sử, dưới ngọn cố sơn, cửa đền quay hướng đông nam trông ra dòng Sông Lô, theo quan niệm hướng nam là hướng của các bậc thánh nhân.

     

    15. Đền Cấm – Tuyên Quang:

    Đền Cấm:  nằm trên nền đất cao, không gian thoáng đãng bên bờ sông Lô, phía sau tựa lưng vào núi Cấm. Từ một ngôi miếu nhỏ, qua nhiều đợt trùng tu, nâng cấp, nay đền Cấm có kiến trúc khang trang. Gian giữa đặt tượng Bà chúa Thượng Ngàngọi là Lâm Cung Thánh Mẫu; phía trên án thờ treo bức Đại tự Linh Lâm miếu bằng gỗ.

     

    Đền Cấm - Tuyên Quang

    Đền Cấm - Tuyên Quang

     

    16. Đền Ỷ La – Tuyên Quang:

    Đền Ỷ La thuộc phường Ỷ La thành phố Tuyên Quang. Đền được khởi dựng năm 1743, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4 và được trùng tu lại vào đầu thế kỷ XIX. Theo truyền thuyết, đền Hạ thờ công chúa Phương Dung do gặp nạn binh đao đền bị đốt phá nghiêm trọng, dân cư phải rước tượng thần đến làng Ỷ La để lánh nạn. Năm 1817 - Năm Khải Định thứ 3 đã cho khởi công dựng lại đền Hạ trên địa điểm cũ nhưng quy mô lớn hơn. Khi đó tại địa điểm tượng thần lánh nạn, dân làng Ỷ La cũng xây dựng đền Mẫu Ỷ La để thờ công chúa Phương Dung, (người được coi là hóa thân của đức thánh Mẫu Thượng Thiên) cùng với các vị thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam; là sản phẩm sáng tạo của nền văn hóa mang tính chất bản địa, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong quảng đại quần chúng nhân dân lao động.

     

    Đền Mẫu Ỷ La - Tuyên Quang

    Đền Mẫu Ỷ La - Tuyên Quang

     

    17. Đền Mẫu Thượng – Tuyên Quang:

    Đền Mẫu Thượng Tuyên Quang nằm ở  xóm 14, xã Tràng Đà - Tuyên Quang, đền còn có tên khác như: Đền Thượng, đền Sâm Sơn, đền nằm dưới chân núi Dùm nên còn gọi là đền Núi Dùm, đền Mẫu Dùm....

     

    Đền Mẫu Thượng Tuyên Quang cùng với Đền Hạ, đền Ỷ La tạo thành một cụm di tích thờ hai cô công chúa của vua Hùng là Phương Dung Công Chúa và Ngọc Lân Công Chúa tại thành phố Tuyên Quang.

     

    18. Đền Trình Hai Cô – Tuyên Quang:

    Đền Đôi Cô Tuyên Quang thuộc phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang. Đền Đôi Cô Tuyên Quang thờ Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung. Đó là hai thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô.

     

    Đền Đôi Cô được dựng trên một gò đất  ngay đầu cầu Nông Tiến bắc qua sông Lô luôn trong xanh. Đền Đôi Cô được xây dựng từ rất xa xưa, nhưng từ bao giờ thì không ai còn rõ. Thần phả, thánh tích về ngôi đền, do thăng trầm của lịch sử, nay cũng không còn, chỉ biết đây là một ngôi đền đã tồn tại từ lâu ở vùng đất ven sông Lô của Thành Phố Tuyên Quang. Đền Đôi Cô là một điểm tham quan tâm linh của một số tua du lịch tâm linh tỉnh Tuyên Quang.

     

    Thuê xe ô tô du lịch đi lễ các chùa tại Tuyên Quang:

    Việt Anh là đơn vị chuyên cung cấp các loại xe từ 4 - 45 chỗ chất lượng cao (Có lái xe), với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường Việt Anh đã triển khai tổ chức đưa đón cho rất nhiều đoàn thể, công ty, cơ quan đi du lịch, đi lễ chùa, hiểu biết rõ các con đường dẫn tới địa điểm chùa tại Tuyên Quang chính vì vậy được mọi người tin tưởng và liên tục đặt xe đi, các bạn hãy nhanh tay gọi về cho Việt Anh hoặc đặt xe trực tiếp tại Website của chúng tôi. Ngoài ra để biết chi tiết về chất lượng dịch vụ và cách thức đặt xe, bảng giá bạn hãy tham khảo sau đây.

    >>>>Hãy xem ngay Giá cho thuê xe ô tô du lịch 45 chỗ giá rẻ tại Hà Nội - Giá mới nhất 2019

    Liên hệ thuê xe tại Việt Anh 

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 1 Phòng điều hành: số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 2 Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 3 Email: thuexevietanh@gmail.com



    Zalo
    Gọi điện
    TÌM KIẾM THÔNG TIN

    Nhập từ khóa muốn tìm kiếm