Xe Việt Anh - Đơn vị cho thuê xe du lịch chất lượng, uy tín tại Hà Nội
Địa chỉ Số 5 - 7 Ngách 72 - Ngõ 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Mục lục bài viết

    Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Hội Chùa Hương 2024

    Việt Nam là một đất nước có nền Phật giáo rất phát triển. Chính vì vậy mà ở nơi đây từ thời xa xưa các ngôi chùa, đền được xây dựng rất nhiều. Trong đó nổi tiếng hơn cả là chùa hương với ý nghĩa lễ hội chùa Hương đáng để mọi người chú ý.

     

    1. Giới thiệu về lễ hội chùa Hương đến với toàn thể du khách

    Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Lễ hội văn hóa chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam được tổ chức đầu năm tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Thiên nhiên hùng vĩ đã thu hút hàng ngàn khách du lịch gần xa, khách trong nước và quốc tế tới lễ Phật, tham quan, thả hồn vào sông nước nên thơ trữ tình.

     

    Lễ hội chùa Hương một trong những danh thắng cảnh đẹp nổi tiếng nhất Việt Nam

    Lễ hội chùa Hương một trong những danh thắng cảnh đẹp nổi tiếng nhất Việt Nam

     

    Để giới thiệu về lễ hội chùa Hương thì phải nói đến Hương Sơn, là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hoá, nghệ thuật đặc sắc. Đốì với khách trong nước cũng như khách quốc tế, ngày xuân trẩy hội chùa Hương là đi vào một cuộc du ngoạn hứng thú: Du sơn, du thủy.

     

    Dãy núi Hương Sơn không đẹp ở chiều cao mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ở thế quần tụ, ở bố cục nhịp nhàng. Nhịp nhàng giữa núi với núi, lại nhịp nhàng giữa núi với nước. Những dòng suối Hương Sơn, đặc biệt là suối Yến đẹp ở sự hiền hoà giữa hai triền núi. Suối ở đây được kết hợp hài hòa với núi.

    2. Truyền Thống Lễ Hội Chùa Hương

    Hôm nay trẩy hội Chùa Hương
    Lênh đênh đò suối màn sương con dày
    Thuyền mơ năm trước đâu đây
    Nhớ cô yêm thắm hây hây má hồng

    (Hằng Phương)

     

    Từ xưa cho đến nay du khách đến lễ hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất cả văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu...) du khách đến Chùa Hương cầu mong mọi sự tốt lành (cầu của, cầu con, cầu bình an...).

     

    Lễ hội chùa Hương đậm nét văn hóa dân tộc - tín ngưỡng dân gian

    Lễ hội chùa Hương đậm nét văn hóa dân tộc - tín ngưỡng dân gian



    Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba: Theo truyền thuyết thì ở vùng “linh sơn phúc địa này “vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vaò đây tu hành 9 năm , đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. (ngày phật đản là ngày 19 tháng hai hàng năm theo âm lịch). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi lễ hội chùa hương thờ cúng ai.

     

    “ Hôm qua em đi Chùa Hương
    Hoa cỏ mờ hơi sương …”

    (Nguyễn Nhược Pháp)

     

    Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa” (Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp . Hoặc quan niệm “tháng giêng là tháng ăn chơi...” nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp để thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.

    >>>Tham khảo ngay: thuê xe 29 chỗ hà nội

    3. Lễ hội chùa Hương diễn ra vào thời gian nào trong năm?

    Lễ Hội chùa Hương diễn ra vào ngày nào, chính thức từ mùng 6 tháng Giêng đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu Tết Nguyên Đán, khoảng 15 vạn du khách đã đồ về vãn cảnh, lễ Phật đầu năm. Trong đó, riêng mùng 5 có khoảng hơn 4 vạn khách. Vào dịp lễ, hàng triệu Phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.

     

    Lễ hội chùa Hương diễn ra vào thời gian nào – theo ban tổ chức cho biết, trong ba ngày 30, mùng 1 và mùng 2 Tết khi diễn ra lễ hội chùa Hương, du khách được miễn phí vé tham quan. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến, rồi đi đò vào các điểm thờ tự. Hàng trăm chiếc thuyền nối đuôi nhau đưa du khách ngược dòng suối Yến vào khu vực lễ hội chùa Hương.

     

    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng Riêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm

    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng Riêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm

     

    Du khách thong thả ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật, những làn điệu hát chèo đò được vang lên ở khắp nơi, sân chùa, sân nhà tổ. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Không chỉ những Phật tử mà rất nhiều du khách quốc tế bày tỏ thích thú với hoạt động này.

     

    Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng.

     

    4. Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương là gì?

    Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Đây là giải đáp cho thắc mắc lễ hội chùa Hương ở đâu của nhiều du khách.

     

    Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền".

     

    Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

     

    Như vậy, ý nghĩa của lễ hội chùa Hương về phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội.

     

    Ý nghĩa lễ hội chùa Hương rất sâu sắc từ tình yêu nước, đến tình yêu thiên nhiên, tình yêu cộng đồng...

    Ý nghĩa lễ hội chùa Hương rất sâu sắc từ tình yêu nước, đến tình yêu thiên nhiên, tình yêu cộng đồng...

     

    >>Khám pháthuê xe 45 chỗ hà nội

     

    Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

     

    Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình.

     

    Có thể thấy, lễ hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

     

    Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

     

    Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

     

    Ý nghĩa lễ hội chùa Hương rất đơn giản nhưng mang giá trị của cả dân tộc, một vùng đất, ngôi chùa linh thiêng.

     

    5. Lễ hội chùa Hương có những trò chơi gì thu hút du khách?

    Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…

     

    Lễ hội chùa Hương hội tụ nhiều nét văn hóa dân tộc độc đáo

    Lễ hội chùa Hương hội tụ nhiều nét văn hóa dân tộc độc đáo

     

    Lễ hội chùa Hương có những trò chơi gì là điều mà rất nhiều du khách quan tâm. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

     

    Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.

     

    Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.

    >>>Tham khảo ngay: thuê xe 29 chỗ đi sapa

    6. Hướng dẫn đường đi đến lễ hội chùa Hương

    Chùa Hương cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Hương Sơn là địa danh nổi tiếng sở hữu nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nếu các bạn chưa biết lễ hội chùa Hương được tổ chức ở đâu thì hãy đi theo hướng dẫn của chúng tôi:



      + Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La, Quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận chùa Hương. 

      + Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu, qua khu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4km tới địa phận Chùa Hương.

     

    Cảnh đẹp hiếm có của chùa Hương được chụp từ trên cao

    Cảnh đẹp hiếm có của chùa Hương được chụp từ trên cao

     

    7. Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương

    7.1. Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

    Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.

     

    7.2. Đi lễ chùa Hương mất bao lâu?

    Để đi được hết các đền chùa ở đây, bạn phải mất tới 2 ngày mới có thể khám phá hết. Nếu đi trong ngày bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc với hệ thống cáp treo hiện đại sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng hơn.

     

    7.3. Các điểm tham quan ở Chùa Hương

    Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:

     

    - Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

    - Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

    - Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

    - Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

     

    Chùa Hương có rất nhiều địa điểm đẹp nổi tiếng đáng để các bạn dừng chân

    Chùa Hương có rất nhiều địa điểm đẹp nổi tiếng đáng để các bạn dừng chân

     

    7.4. Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

    Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách. Trong đó, giá vé thăm quan là: 50.000đ/vé/lượt (người); giá vé đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt; đò thường là 35.000đ/vé/lượt (áp dụng cho tuyến Hương Tích).

     

    Đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên thì mức giá vé thăm quan được ưu đãi giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt cho 1 hành khách (khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ hội viên Hội người cao tuổi).

     

    Trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.

     

    Du khách có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách.

     

    Giá vé cáp treo chùa Hương áp dụng cho lễ hội năm 2015 cũng không thay đổi so với năm 2014. Cụ thể, giá vé cáp treo dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.

     

    Tại mỗi một địa điểm thăm quan sẽ có giá vé khác nhau đối với từng độ tuổi

    Tại mỗi một địa điểm thăm quan sẽ có giá vé khác nhau đối với từng độ tuổi

     

    7.5. Kinh nghiệm khi đi đò

    Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vực chùa thậm chí cách xa chùa 20km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.

     

    Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò. Đặc biệt, bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò.

     

    7.6. Ăn uống tại Chùa Hương

    Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất.

     

    7.7. Chuẩn bị đồ lễ khi đi chùa Hương

    Khi đi lễ chùa Hương, đồ cúng lễ nên gọn gàng và bạn nên chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi để tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồ cúng bạn có thể chuẩn bị tùy tâm, không theo một nguyên tắc hay danh sách cụ thể nào hết.

     

    Một góc tại động Hương Tích khi du khách thành tâm lễ phật

    Một góc tại động Hương Tích khi du khách thành tâm lễ phật

     

    7.8. Những lưu ý khi mua sắm tại chùa Hương

    Có rất nhiều đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng... nhưng không phải mặt hàng nào được bày bán cũng là hàng có chất lượng tốt, khi mua hãy hỏi giá cả cụ thể, kiểm tra đúng tên sản phẩm, số lượng, chất lượng đặc biệt trong mùa lễ hội, bạn hãy hết sức chú ý khi quyết định mua hàng.

     

    Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.

     

    7.9. Những kinh nghiệm khác khi đi chùa Hương

    Đến chùa Hương, bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống, hãy vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.

     

    Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ của bạn.

     

    Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa. Vì sẽ di chuyển nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân của mình.

     

    Đi lễ ở bất kì đâu bạn cũng nên ăn mặc lịch sự và đứng đắn

    Đi lễ ở bất kì đâu bạn cũng nên ăn mặc lịch sự và đứng đắn

     

    Nếu bạn đang có nhu cầu thuê xe ô tô du lịch để đi lễ hội chùa Hương và khám phá nguồn gốc lễ hội chùa Hương cùng những trải nghiệm ý ghĩa tại vùng đất Hương Sơn. Và bạn muốn tham khảo báo giá xe thuê đi chùa Hương hãy gọi ngay tới số Hotline 0964548898 của nhà xe Việt anh chúng tôi nhé. Rất vinh dự được đón tiếp và phục vụ quý khách hàng!

     

    Liên hệ thuê xe tại Việt Anh 

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 1 Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 2 Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 3 Email: thuexevietanh@gmail.com

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 2 Dịch vụ chính: Thuê xe 29 chỗ - Thuê xe 45 chỗ - Thuê xe theo tháng



    Zalo
    Gọi điện
    TÌM KIẾM THÔNG TIN

    Nhập từ khóa muốn tìm kiếm