Xe Việt Anh - Đơn vị cho thuê xe du lịch chất lượng, uy tín tại Hà Nội
Địa chỉ Số 5 - 7 Ngách 72 - Ngõ 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Mục lục bài viết

    Khám phá những điều thú vị tại lễ hội Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

    1. Giới thiệu về lễ hội đền Bà Chúa Kho

     

    Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

     

    Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu, cửa hầm phía này rất khó bị phát hiện. Các bô lão nhiều đời đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng. Thời xa xưa, khi chưa có đê điều chống úng lụt cao rộng, kiên cố như bây giờ, có lẽ cửa hầm cũng chính là bến cảng để tập kết và điều chuyển binh lực, vật lực đi các nơi. Đây cũng là cứ điểm quân sự lợi hại bởi tính bất ngờ, đặc biệt dễ thủ khó công.

     

    Trên vùng quê Kinh Bắc cổ kính và văn hiến, Đền Bà Chúa Kho là một trong những ngôi Đền thờ thần mẫu, linh thiêng và nổi tiếng hơn cả. Hàng ngày, có hàng trăm lượt người trong và ngoài nước tới dâng lễ, cầu lộc, cầu tài, nhưng sầm uất và náo nức nhất là vào tháng 1, 2 Âm lịch hàng năm. Mọi người tới lễ hội đền Bà Chúa Kho đều chung một niềm tin là Bà sẽ phù giúp cho việc làm ăn của mình thuận lợi, an khang và thịnh vượng.

     

    Lễ hội đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm

    Lễ hội đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm

    >>>Tham khảo thêm: thuê xe 29 chỗ hà nội

                                         thuê xe 45 chỗ hà nội

    2. Lịch sử về Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

     

    Tương truyền, Bà Chúa Kho là người phụ nữ quê làng Quả Cảm, nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.



    Sau này Bà trở thành Hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của Bà, nhà vua đã phong Bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập Đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.

     

    Đền được lập từ thời Lý, ban đầu vốn là ngôi miếu nhỏ. Vào thời Lê, được trùng tu, mở rộng thành khu Đền lớn với nhiều hạng mục công trình: cổng Tam quan, đường, sân, tòa tiền tế, cung đệ nhị, hậu cung – trung tâm thờ tự tôn nghiêm với tượng Bà chúa được tạc khắc rất công phu, tài nghệ. Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, đến năm 1989, Đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng Tam môn, Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng (cung Bà Chúa), tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ "Cửu trùng thiên" và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích.

     

    Đây là nơi để người dân tưởng nhớ đến những công lao to lớn của Bà Chúa Kho

    Đây là nơi để người dân tưởng nhớ đến những công lao to lớn của Bà Chúa Kho

     

    3. Lễ hội Đền Bà Chúa Kho vào ngày nào hàng năm?

     

    Theo tục truyền hàng năm, người dân Bắc Ninh lấy ngày 14 tháng Giêng là ngày Lễ hội Bà Chúa Kho nhằm tưởng nhớ đến những công lao to lớn của bà. Vào những ngày này người dân trên khắp cả nước nô nức kéo nhau đến Đền Bà Chúa Kho để cầu an, cầu lộc, Mỗi năm Đền đón tiếp hàng ngàn lượt khách tới cúng tế. Những mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, có thể đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ.  Cầu kỳ hơn thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy dâng lên Bà Chúa Kho. Tất cả thể hiện sự thành tâm cầu khấn mong một năm mới đủ đầy, an khang thịnh vượng. Và trong số đó có không ít người đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho.

     

    Nghi thức “vay vốn” tại đây vô cùng thú vị. Mọi người thường chuẩn bị sớ, lễ để dâng hương. Trong đó, trong sớ sẽ phải ghi rõ là vay bao nhiêu, sử dụng làm gì, và bao lâu sẽ trả y như khi vay vốn thật vậy. Thậm chí còn có nhiều trường hợp hứa rằng vay 1 trả 5, trả 10... với niềm tin Bà Chúa Kho sẽ phù hộ độ trì cho mình làm ăn phát đạt tấn tới. Và với tín ngưỡng tâm linh đã vay thì phải trả nên dù có làm ăn tốt hay không thì người ta vẫn giữ đúng lời hứa tạ lễ cuối năm rất lớn ở đền Bà Chúa Kho mong cho năm sau vốn liếng dồi dào, làm ăn tốt hơn... Nghi thức “vay vốn” này bắt nguồn từ những huyền tích tín ngưỡng xa xưa các cụ truyền lại, và được củng cố thêm trong thời kì chiến tranh dù trải qua nhiều trận chiến ác liệt thì ngôi đền này vẫn vững vàng trước phong ba bão táp.

     

    Trên đây là giải đáp về lễ hội Đền Bà Chúa Kho vào ngày nào hàng năm cho du khách thập phương cùng biết, để đến cầu cầu an, cầu lộc, vay vốn… Chúc các bạn sẽ có một năm thật bình an, may mắn và làm ăn phát tài, phát lộc sau khi đi lễ Bà Chúa Kho.

     

    Lễ hội Bà Chúa Kho được tổ chức hành năm vào ngày 14 tháng giêng

    Lễ hội Bà Chúa Kho được tổ chức hành năm vào ngày 14 tháng giêng

    >>>Xem thêm: thuê xe 29 chỗ đi sapa

    4. Một số lưu ý khi đi lễ hội Bà Chúa Kho Bắc Ninh

     

    4.1. Trang phục 

     

    Theo phong tục truyền thống của người phương Đông thì sự giản dị, tôn nghiêm luôn là quy định bắt buộc tại những nơi thờ tự linh thiêng. Những bộ đồ nhã nhặn lịch sự, màu sắc đơn giản sẽ là lựa chọn lý tưởng khi đi lễ Đền Bà Chúa Kho. Tuyệt đối tránh những loại quần áo hở hang thiếu vải, thậm chí áo rườm rà có tà dài thướt tha cũng rất dễ gây khó khăn ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm vì dễ vướng vào người khác hoặc bị tàn hương rơi làm rách, cháy vải. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng các loại giày dép lịch sự và năng động như giày bệt, giày thể thao vì khi đi lễ thường phải leo núi hoặc đi bộ khá nhiều. Hãy tránh xa các đôi giày cao gót nếu không muốn đôi chân bị sưng tấy nhé.

     

    4.2. Chuẩn bị lễ vật

     

    Dọc lối lên Đền Bà Chúa Kho là địa điểm bày bán rất nhiều đồ lễ vô cùng phong phú. Vàng mã, nén hương thơm là những thứ không thể thiếu tại đây. Tuy nhiên bạn nên chuẩn bị việc sắm sửa vàng mã trước từ nhà để có sự chủ động và tránh việc bị các cửa hàng tại đây chặt chém. Bạn nên cho tiền vào các hòm công đức chứ không nên đặt lên ban thờ hay hương án sẽ gây ra hiện tượng mất thẩm mỹ ở chính điện. Bên cạnh những mâm lễ vàng mã, những cây tiền, những cành vàng, cành bạc là những đồ lễ mặn con gà, mâm xôi để dâng lên Bà Chúa Kho. Các bạn phải chuẩn bị kĩ lưỡng và đội lễ trên đầu để tránh va chạm trong dòng người ùn ùn kéo vào đền.

     

    Hình ảnh một số lễ vật đã được chuẩn bị và bày cúng tại Đền Bà Chúa Kho

    Hình ảnh một số lễ vật đã được chuẩn bị và bày cúng tại Đền Bà Chúa Kho

     

    4.3. Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho

     

    Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho là một nghi lễ tâm linh thiêng liêng nên người lễ bái phải thành tâm và giữ đúng lời hứa của mình. Người đến vay cần ghi rõ ràng trong sớ là vay bao nhiêu, vay để làm gì và thời gian tạ lễ có thể vài tháng, 1 năm, 2 năm,... Việc vay trả là tùy tâm mỗi người nhưng theo tín ngưỡng tâm linh thì có “vay” tất phải có “trả”, cho dù bạn có làm ăn được hay không.

     

    4.4. Cầu nguyện và lễ bái

     

    Trong những năm gần đây, xảy ra tình trạng lộn xộn ở lễ hội đền Bà Chúa Kho bởi hiện tượng cúng thuê diễn ra tràn lan gây ra sự bức xúc cho mọi người. Mặc dù ban quản lý đã cảnh báo du khách hiện trạng này và có những bảng thông báo đặt ở nhiều vị trí trong đền nhưng vẫn có rất nhiều người cúng thuê len lỏi, chiếm chỗ của du khách. Vậy nhưng bạn nên tự cầu nguyện và cúng bái để thể hiện sự thành tâm của bản thân chứ không nên cúng thuê nhé.

     

    Hình ảnh các du khách thập phương đang cầu nguyện tại lễ hội Đền Bà Chúa Kho

    Hình ảnh các du khách thập phương đang cầu nguyện tại lễ hội Đền Bà Chúa Kho

     

    4.5. Thuê xe đi lễ hội Bà Chúa Kho

     

    Một lưu ý không kém phần quan trọng khi đi lễ hội đền Bà Chúa Kho chính là vấn đề về chuẩn bị xe cộ. nếu bạn là người tỉnh xa khi có dự định đi Đền Bà Chúa Kho cùng gia đình, bạn bè, người thân…. Chắc chắn sẽ phải thuê xe ô tô du lịch để đảm bảo hành trình đi thoải mái và đủ không gian rộng rãi để đồ đạc lễ bái, hành lý và những tư trang cá nhân khác.

     

    Bạn cũng cần tham khảo các đơn vị cho thuê xe uy tín để có một chuyến đi an toàn, đáng nhớ và phù hợp với điều kiện tài chính của cả đoàn. Hiện nay, nhà xe Việt Anh đang là đơn vị có cam kết không tăng giá, ép giá đối với dịch vụ cho thuê xe trong tuần cao điểm, hay tháng cao điểm nên bạn có thể gọi tới số Hotline 0964548898 để tham khảo giá và nhận tư vấn miễn phí.

     

    Nhà xe Việt Anh xin giới thiệu đến các bạn dịch vụ thuê xe ô tô du lịch, thuê xe đi lễ hội… đa dạng và phong phú, với các dòng xe cao cấp, sang trọng đảm bảo uy tín – chất lượng hàng đầu tại Hà Nội, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Các dòng xe từ 4-45 chỗ đều là những dòng xe đời mới nhất hiện nay.

     

    Đến với Việt Anh các bạn sẽ không phải lo về giá và chất lượng, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những chuyến đi lễ hội Bà Chúa Kho Bắc Ninh thật an toàn, chất lượng, thoải mái và ý nghĩa.

     

    LIÊN HỆ NGAY:

    Công ty cho thuê xe ô tô Việt Anh

    Phòng điều hành: số 5 ngõ 23 ngách 72 Đức Diễn – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

    Email: thuexevietanh@gmail.com

     

    Liên hệ thuê xe tại Việt Anh 

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 1 Phòng điều hành: số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 2 Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)

    bullet sao thuê xe 4 chỗ giá rẻ 3 Email: thuexevietanh@gmail.com



    Zalo
    Gọi điện
    TÌM KIẾM THÔNG TIN

    Nhập từ khóa muốn tìm kiếm