Ngày Tết đến, xuân về ở miền Bắc luôn đi kèm theo là những phong tục độc đáo mang đậm chất riêng của người miền Bắc, được hình thành từ lâu đời và giữ gìn đến tận ngày nay. Nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về các phong tục, những giá trị tinh thần vô cùng ý nghĩa này. Vì thế, hãy cùng Việt Anh khám phá các phong tục Tết miền Bắc độc đáo nhé.
Phong tục Tết miền Bắc đầy rộn ràng và hoan hỉ
Thời điểm trước Tết có thể coi là thời điểm rộn ràng nhất trong năm, bởi không khí nô nức đi chợ, sắm sửa của các bà các cô. Chợ hay siêu thị cũng đều ngập tràn hàng hóa, bày bán đủ thứ đồ Tết, trên mâm cỗ ngày Tết hay mâm ngũ quả ở miền Bắc lúc nào cũng tươm tất, đầy đủ.
Năm mới, Tết đến, trong lòng ai cũng rộn ràng, mong muốn mọi thứ đều mới mới mẻ và sạch sẽ để mang lại may mắn cho năm sau, vì thế, mà cứ đến dịp Tết là nhà nhà lại tất bật dọn dẹp và bắt đầu mua sắm cho Tết ngay từ đầu tháng Chạp.
Trước Tết rộn ràng, sau Tết không khí cũng háo hức, nô nức chẳng kém, bởi phong tục Tết miền Bắc rất đa dạng và phong phú. Sau Tết là thời điểm người miền Bắc đi chùa, tham gia các lễ hội nhiều, với mục đích có một năm mới hạnh phúc, bình an, an khang.
>>>Xem ngay: thuê xe 29 chỗ hà nội
Phong tục đi lễ chùa đầu năm để cầu bình an, may mắn, cầu lộc, cầu tài
Đi lễ chùa đầu năm là phong tục không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam dịp Tết đến, xuân về. Phong tục Tết miền Bắc này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong cuộc sống của người Việt Nam.
Đầu năm, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều khát vọng, mong ước tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Với mong muốn tìm được sự bình an, an khang gạt bỏ đi những lo âu, muộn phiền của năm cũ và cầu mong hạnh phúc, may mắn trong năm mới, vào đêm 30, sau khoảnh khắc giao thời của năm cũ và năm mới vừa đến hoặc sang năm mới, các gia đình hay những người bạn lại rủ nhau đi lễ chùa, hái lộc cầu may.
Không chỉ thế, đi lễ chùa đầu năm còn là khoảnh khắc để mỗi người được hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao lo âu, muộn phiền trong cuộc sống. Về nơi cửa phật, giữa chốn thanh tịnh, hương khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ trở cảm thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Chùa Hương, chùa Yên Tử, chùa Bái Đính, chùa Ba Vàng, chùa Keo, chùa Dâu... là những ngôi chùa nổi tiếng tại miền Bắc mà bạn và gia đình có thể đi lễ đầu năm theo phong tục Tết miền Bắc để cầu bình an, an khang cho bản thân và gia đình.
Nếu bạn đang có nhu cầu đi lễ chùa đầu năm cùng gia đình, bạn bè thì hãy liên hệ website xevietanh.com hoặc gọi tới số hotline 0964548898 để có cho mình một chuyến đi đáng nhớ.
>>>Tham khảo thêm: thuê xe 29 chỗ hà nội thanh hóa
Đầu xuân là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn nhất trong năm tại miền Bắc, mỗi lễ hội mang một ý nghĩa riêng, độc đáo. Trong đó, các lễ hội nổi tiếng dưới đây được nhiều người quan tâm và tham gia nhiều nhất:
Lễ hội rước pháo truyền thống làng Đồng Kỵ - Bắc Ninh
Đây là lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm mới hàng năm, thường khai hội vào mùng 4 tháng Giêng. Lễ hội tưởng nhớ và tái hiện lại âm vang lại ngày Thánh Thiên Cương, vị tướng được tôn thờ làm thành hoàng của làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Hội gò đồng Đống Đa - Hà Nội được tổ chức tại tượng đài Quang Trung
Diễn ra vào mùng 5 Tết, là lễ hội chiến thắng được tổ chức tưởng nhớ tới công tích của vua Quang Trung. Trong lễ hội có cuộc rước thần chiến thắng, biểu dương khí thế quân Tây Sơn, từ đình làng Khương Thượng về gò Đống Đa, tham gia cuộc rước có nhiều thanh niên làng, mặc lễ phục hội, đi sau là cơ, biểu, lộng, kiệu,... và cuối đoàn rước là hình tượng “con rồng lửa” lộng lẫy được kết bằng rơm.
Lễ hội Tịch Điền - Đọi Sơn cực kỳ thú vị
Diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng giêng, là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là vẻ đẹp văn hóa trở về cội nguồn, đã có lịch sử lâu đời trên hương vua Lê Đại Hành.
Hội Lim - Bắc Ninh với những câu quan họ làm xao xuyến lòng người
Hội Lim là lễ hội lớn được tổ chức vào đầu xuân vùng Kinh Bắc, từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Giêng hàng năm. Hội Lim được mở đầu bằng đoàn rước đông đảo người dân tham gia trong những bộ trang phục lộng lẫy, sặc sỡ của ngày xưa kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có tổ chức nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu vật, đấu võ, đu tiên, nấu cơm, thi dệt cửi.
>>Bạn đừng bỏ lỡ giá thuê xe 29 chỗ (Xe công ty, đảm bảo an toàn, chất lượng, hợp đồng khi làm việc)
Ngoài ra, còn nhiều lễ hội nổi tiếng khác nữa mà nhà xe Việt Anh chưa thể liệt kê cho các bạn, nếu có nhu cầu thuê xe để tham gia các lễ hội cùng gia đình, bạn bè xin vui lòng liên hệ website xevietanh.com hoặc gọi tới số hotline 0964548898 để được hỗ trợ.
Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)
Email: thuexevietanh@gmail.com
Dịch vụ chính: