Đền Trần là tên gọi chung, bao gồm đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn.
Đền Trần thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Tức Mặc là mảnh đất dấy nghiệp, là quê hương của Vương triều Trần. Chính vì thế, từ năm 1239 nhà Vua cho dựng cung điện ở đây để lấy chỗ đi lại, chơi thăm với nhiều công trình kiến trúc như điện Trùng Quang nơi Thượng Hoàng về ngự, điện Trùng Hoa nơi các vua Trần về chầu. Theo các tư liệu khai quật khảo cổ, khu đền Trần được xây dựng trên nền cũ của cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa.
Đền Trần Nam Định - nơi thờ 14 vị Vua Trần có công dựng nước
Đầu năm 1262, trước khi xây dựng quy mô ở Tức Mặc, nhà Trần đã thăng làng này lên làm phủ Thiên Trường. Đây là một vùng đất rộng bao gồm thành phố Nam Định, chín xã phía nam huyện Bình Lục, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Hà (cũ) và phía nam huyện Thư Trì tỉnh Thái Bình hiện nay. Tức Mặc lúc đó là thủ phủ của đất Thiên Trường. Tức Mặc trở thành một kinh thành lớn lúc đương thời, chỉ đứng sau Thăng Long.
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ (chính nam môn - cổng chính phía nam). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu.
Có không ít du khách thắc mắc lễ hội khai ấn đền Trần là gì? Và cũng rất nhiều người quê gốc Nam Định cũng chưa hiểu biết hết về lễ hội này. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lễ hội khai ấn đền Trần là gì luôn là băn khoăn của nhiều du khách
Lễ hội đền Trần hay còn goi là lễ khai ấn Đền Trần, đây là một tập tục có từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần. Trải qua bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Lễ hội khai ấn đền Trần là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông.
Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược; được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.
>>>Xem thêm: thuê xe 29 chỗ
Lễ khai ấn trước hết là một tập tục có từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ.
Nguồn gốc lễ hội đền trần - Theo tục truyền, năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) để huy động sức mạnh toàn dân.
Sau khi đánh bại quân Nguyên Mông, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.
Nguồn gốc lễ hội đền trần bắt đầu từ sau khi đánh bại quân Mông Nguyên
Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống quân Nguyên - Mông sau đó, lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.
Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn bởi trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một "Thủ đô kháng chiến" để tận dụng địa thế và huy động sức người, sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường...
Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng...".
Sau này, tại nền phủ Thiên Trường, nhân dân Nam Định đã xây dựng Khu di tích đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường (hay đền Thượng) thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch (hay đền Hạ) thờ Trần Hưng Đạo và đền Trùng Hoa thờ 14 vị vua Trần cùng các quan văn, võ; đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc. Hiện nay, lễ khai ấn đền Trần với những nghi thức truyền thống vẫn được bảo tồn, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.
Công trình kiến trúc tại đền Trần Nam Định
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn cho đến năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương" (Tạm dịch: "việc ban phúc không có bờ bến").
Từ đó, lễ khai ấn được tổ chức hàng năm vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 23h ngày 14 đến 1h ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc.
>>>Xem thêm: thuê xe du lịch 45 chỗ
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định để du khách thập phương có thể đến dự lễ nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.
Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay.
Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương." "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.
Những ngày diễn ra lễ hội đền Trần rất đông đảo du khách đến tham gia
Theo kế hoạch, vào 23h15 ngày 14 tháng Giêng, ban tổ chức lễ hội thực hiện nghi lễ khai ấn. 14 cụ cao niên phường Lộc Vượng cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể sẽ vào nội cung chứng kiến nghi lễ và đóng dấu khai ấn. 14 cánh ấn bằng giấy màu vàng sẽ được Trưởng từ đền Trần cất giữ sau đó dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng.
Sau khi khai ấn xong, từ 23h55 trở đi sẽ mở cửa đền cho nhân dân, du khách vào lễ đầu năm. Và từ 5h ngày Rằm tháng Giêng sẽ chính thức phát ấn cho nhân dân, du khách.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi lễ hội đền Trần Nam Định ngày nào được tổ chức, giúp các bạn nắm được thời gian diễn ra lễ hội để thu xếp thời gian, công việc đi lễ hội, đồng thời có dịp để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn của mình”.
>>>Xem ngay: thuê xe 29 chỗ đi sapa
Không phải ai về xin ấn đền Trần cũng hiểu được hết ý nghĩa của nghi lễ này. Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững.
Lễ khai ấn đền Trần nhằm giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc đức cho con cháu
Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn. Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Lễ hội đền Trần Nam Định. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị được cho bản thân, bạn bè và gia đình một chuyến đi lễ hội Đền Trần trọn vẹn và ý nghĩa. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về nhà xe cho thuê xe ô tô đi lễ hội, đảm bảo uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý và đáng tin cậy, hãy liên hệ với nhà xe Việt Anh qua số Hotline - 0964548898 để được tư vấn cụ thể nhé.
Việt Anh chúc quý khách luôn bình an, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)
Email: thuexevietanh@gmail.com
Dịch vụ chính: