Đối với mỗi người hay mỗi gia đình, đám cưới đều được xem là một sự kiện, một mốc quan trọng. Với người dân Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc, rất coi trọng đám cưới truyền thống và những điều cần kiêng kỵ trong đám cưới. Bởi đám cưới không chỉ là chuyện hạnh phúc lứa đôi trăm năm mà còn là việc hệ trọng của mỗi gia đình. Vì vậy, họ hàng hai bên đều mong muốn đám cưới sẽ diễn ra thật suôn sẻ và thuận lợi.
Bài viết dưới đây, Việt Anh xin chia sẻ đến các bạn những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Bắc – 10 điều đặc biệt nhất cần né tránh, giúp các bạn hạn chế được những điều không hay trong đám cưới, trong hôn nhân, cũng như trong cuộc sống.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Bắc mà bạn nên biết
Khi có dự định kết hôn, việc xem tuổi cưới là việc đầu tiên được chú trọng nhất. Người ta thường căn cứ vào tuổi, ngày tháng năm sinh của cô dâu để xác định có cưới được trong năm nay hay không.
Và năm Kim Lâu chính là một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Bắc mà mọi người thường né tránh, năm Kim Lâu là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là những con số: 1, 3, 6, 8.
Người ta quan niệm rằng nếu kết hôn vào năm Kim Lâu thì vợ chồng sẽ gặp nhiều điều rủi ro, không may mắn, hay lục đục, hôn nhân dễ tan vỡ… Do đó, mà người ta hay tránh tổ chức đám cưới vào những năm này. Tuy nhiên, thì vẫn có một số ít người vẫn kết hôn vào năm Kim Lâu bởi một vài lý do riêng.
Kiêng không tổ chức cưới khi nhà đang có tang cũng là điều dễ hiểu, bởi đám cưới là việc “Hỷ” còn đám tang là việc “đau thương”. Do đó, đám cưới đương nhiên phải hoãn lại khi hết tang mới được tổ chức. Đây được cho là một trong những điều kiêng kỵ trong dấm cưới miền Bắc cần né tránh nhất.
Theo ông bà xưa, thì đối với con cái khi để tang bố mẹ phải để 3 năm, đối với cháu để tang ông bà phải để 1 năm. Tuy nhiên, ngày nay thì tùy từng hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của mỗi gia đình và những người trong gia đình sẽ có những thời hạn để tang khác nhau.
Thông thường, thì đây chỉ là điều kiêng kỵ đối với nhà gái. Bởi, nếu mời cưới trước lễ ăn hỏi sẽ bị người ta chê cười là “chưa ai hỏi mà đã cưới”. Do đó, khi 2 bên gia đình cùng thỏa thuận và đồng ý ấn định ngày cưới và nhà trai mang lễ sang nhà gái xin cưới, thì nhà gái mới được mời cưới.
Tuy nhiên, với quan niệm trên thường chỉ áp dụng với những đá cưới thông thường, còn ngày nay nhiều gia đình hay tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới liền ngày nhau, để tiếp kiệm thời gian và chi phí. Nên không thể tránh khỏi việc mời cưới trước lễ ăn hỏi.
>>>Bạn cũng có thể quan tâm: thuê xe 29 chỗ
Trong đám cưới ở miền Bắc, hầu hết tại các đám cưới thì mẹ đẻ đều không đưa cô dâu về nhà chồng, mà chỉ có bố đẻ đưa con gái về nhà chồng, cùng bạn bè, anh chị em và những người thân họ hàng trong gia đình.
Bởi theo lý giải của các bậc tiền bối thì lý do là vì sợ con dâu và mẹ đẻ sẽ là thế lực lấn át mẹ chồng, một lý giải khá thú vị phải không các bạn. Tuy nhiên, đây là một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Bắc khiến mọi cô dâu đều cảm thấy buồn.
Một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới là mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng
Đây là chuyện cũng rất dễ hiểu, vì đám cưới là ngày vui của cả nhà trai và nhà gái, vì thế mà việc giữ gìn tránh để đồ vỡ đồ đạc trong khi tổ chức đám cưới là việc cần chú trọng.
Vì việc đổ vỡ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ, đặc biệt kiêng kỵ là chuyện vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Điều này khiến người ta rất lo sợ rằng cuộc hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly haowjc đổ vỡ giống như những đồ vật đó, nên có người còn phải làm lễ giải hạn.
Theo quan niệm xa xưa, nếu cô dâu có bầu trước khi cưới thì sẽ phải đi cửa sau để vào nhà, không được đường đường chính chính đi vào cửa chính. Nếu những nhà không có cửa phụ thì cô dâu phải bước qua than hồng hoặc chậu bồ kết nhằm xua đi những điều xui xẻo mang đến cho nhà trai.
Tuy nhiên, phong tục này hiện nay đã trở lên quá cổ hủ đối với mọi đám cưới, và với xã hội hiện đại như ngày nay phải có đến 50% các cô dâu đều có bầu trước khi cưới, thậm chí nhiều bố mẹ chồng còn khuyến khích con dâu có bầu trước rồi mới tổ chức đám cưới.
>>>Xem thêm: giá thuê xe 29 chỗ đi sầm sơn
Với những đám cưới được tổ chức theo phong tục truyền thống, thì trước khi lên xe hoa về nhà chồng, cô dâu sẽ được người nhà chuẩn bị cho 7 hoặc 9 cây kim khâu quần áo, một ít tiền lẻ và một ít gạo để vào trong túi nhỏ để mang theo và trải dọc trên đường, đặc biệt là những vị trí có cầu hoặc ngã 3 ngã tư.
Điều này nhằm giải trừ những điều xui xẻo, không may mắn đeo bám cô dâu về nhà chồng. Và hàm ý trải tiền lẻ nhằm mang đến cho đôi vợ chồng trẻ sự giàu snag, suôn sẻ trên đoạn đường sắp tới.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới khá được coi trọng trong những lễ cưới truyền thống
Trong ngày tổ chức đám cưới, trước giờ đón dâu cô dâu phải đợi ở trong phòng, không được xuất hiện ở đám cưới, không được để gia đình nhà trai nhìn thấy mặt cô dâu trước chú rể. Và phải đợi chú rể vào tặng hoa cưới và rước ra mới được bước ra ngoài. Điều này giúp cô dâu được coi trọng hơn sau lễ cưới về nhà chồng và không bị mất duyên.
Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai thì mẹ chồng cần tránh đi chỗ khác để cho cô dâu bước vào nhà. Vì theo quan niệm dân gian mẹ chồng vẫn muốn nắm quyền hành và tài sản trong nhà, không bị con dâu thay thế thì phải tránh chạm mặt với con dâu. Ngoài ra, điều này còn để tránh bị kỵ vía.
Lý giải cho điều này là bởi vì nếu để gương đối chiếu với giường cưới sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt vợ chồng. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong đám cưới miền Bắc mà các cặp vợ chồng đều nên tránh.
Ngoài ra, không nên kê giường đối diện với cửa ra vào dễ gây tâm lý bất an cho vợ chồng trẻ và gây đau đầu, cũng không nên kê giường bên phí Tây của ngôi nhà và dưới xà ngang trần nhà.
Việc kê giường cưới đúng hướng vào những vị trí hợp lý cũng là một trong những vấn đề cần chú trọng trong hôn nhân
Trên đây là 10 điều đáng kiêng kỵ nhất trong đám cưới ở miền Bắc mà Việt Anh xin chia sẻ đến các bạn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong cuộc sống cũng như trong việc tổ chức đám cưới chuyện hệ trọng của đời người. Nếu các bạn có nhu cầu cần thuê xe ô tô cưới hỏi hay bất cứ dịch vụ cho thuê xe ô tô nào, hãy liên hệ với nhà xe Việt Anh nhé. Hotline: 0964548898. Việt Anh rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý khách hàng!
Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)
Email: thuexevietanh@gmail.com
Dịch vụ chính: