Thủ tục đám cưới miền Bắc thời nay đã có khá nhiều sự khác biệt so với những thủ tục đám cưới ngày xưa. Tuy là đã được lược bỏ một số nghi thức rườm rà, để tạo lên sự tinh tế và đơn giản hơn trong đám cưới hiện đại. Nhưng vẫn luôn giữ được cái hồn trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam ta nói chung và người miền Bắc nói riêng.
Phong tục đám cưới miền bắc ngày nay đã có nhiều sự thay đổi
Đối với mỗi gia đình, đám cưới không chỉ được xem là ngày trọng đại của cả một đời người, mà nó còn thể hiện sự kết giao thân thiết giữa hai bên họ hàng thông gia. Vì thế, mà các nghi thức thủ tục trong đám cưới truyền thống luôn được đề cao, được chuẩn bị rất chu toàn nhằm thể hiện sự tôn nghiêm và được duy trì từ bao đời nay.
Ở Việt Nam chúng ta, tùy theo từng vùng miền mà sẽ có những phong tục cưới hỏi khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, theo thời gian và sự tiến bộ của xã hội đồng thời cũng kéo theo sự thay đổi của các phong tục cưới hỏi. Nhưng, đối với người miền Bắc, thì các nghi lễ trong đám cưới miền Bắc không thể thiếu 4 nghi lễ chính sau đây:
Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ xem mặt, đây là nghi lễ khởi đầu cho phong tục cưới hỏi của người miền Bắc. Đây cũng được xem là nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua trong mọi đám cưới truyền thống của người miền Bắc.
Chính vì thế, trước khi làm lễ dạm ngõ thì bên nhà trai sẽ xem ngày và sẽ chọn ngày lành tháng tốt để sang nhà gái thưa chuyện. Mục đích của lễ dạm ngõ này nhằm để cho “người lớn” của bên gia đình nhà trai sang thưa chuyện và xin phép với gia đình nhà gái, để cho chú rể có thể chính thức đường đường chính chính qua lại với cô dâu.
Những thủ tục và lễ vật để chuẩn bị trong lễ dạm ngõ tuy khá đơn giản, nhưng cần thể hiện được sự ấm cúng và thân thiết của hai bên gia đình. Tuy nhiên, những lễ vật không thể thiếu cần được chuẩn bị trong lễ dạm ngõ là: trầu cau, chè, thuốc lá, bánh kẹo và tất cả những lễ vật này phải là số lượng chẵn.
Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ cũng chỉ những người trong nội bộ gia đình 2 bên họ hàng của cô dâu, chú rể như: Ông bà, bố mẹ, người đại diện cho dòng họ và anh chị em ruột của cô dâu chú rể.
Việc nhà gái cần phải chuẩn bị để đón tiếp nhà trai cũng hết sức đơn giản và thân thiện. Nhà gái cũng chỉ cần chuẩn bị sẵn trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… để mời khách của bên gia đình nhà trai. Và sau khi nhà trai trao lễ xong, nhà gái sẽ nhận và đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương ra mắt tổ tiên.
Sau đó, cả 2 bên gia đình sẽ ngồi xuống nói chuyện, để bàn bạc về các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới diễn ra trong thời gian tiếp theo, đồng thời thống nhất ngày, giờ để thực hiện các thủ tục đó. Lễ dạm ngõ chính là bước đi đầu tiên để tiến đến chuyện hôn nhân của đôi trai gái và người con gái lúc này đã xem như có được bến đỗ của đời mình.
Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên trong thủ tục đám cưới miền Bắc
>>>Xem thêm: thuê xe 29 chỗ hà nội
Sau lễ dạm ngõ, tiếp theo sẽ là lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn. Nghi lễ này giống như một lời thông báo rằng: 2 bên gia đình đã chính thức đồng ý về việc hứa gả con cái của họ cho bên thông gia.
Nếu như trước đây, phong tục đám cưới miền Bắc sẽ được tách riêng thành nhiều phần là: lễ ăn hỏi, xin cưới và nạp tài, thì ngày nay để tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên gia đình, lễ ăn hỏi sẽ được gói gọn lại bao gồm cả 3 nghi lễ trên.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đến bên nhà gái một số tráp lễ vật ăn hỏi nhất định, tùy theo phong tục của từng vùng hoặc nhu cầu của từng nhà. Sau khi bố của chú rể và bố của cô dâu giới thiệu về các thành phần tham dự trong buổi lễ, thì các tráp lễ vật sẽ lần lượt được nhà trai trao cho nhà gái, và tráp trầu cau bao giờ cũng phải được trao đầu tiên.
Tùy từng gia đình mà các tráp lễ vật ăn hỏi ở đây có thể khác nhau, như là: 5, 7, 9, 11, nhưng bắt buộc phải là số lẻ và lễ vật ở trong các tráp phải là bội số của 2. Các lễ vật cần được chuẩn bị trong mỗi tráp bắt buộc phải có như: mâm xôi, gà luộc hoặc lợn quay, bánh cốm, bánh xu xê, chè, rượu, trầu cau và thuốc lá.
Các lễ vật ăn hỏi sau khi tổ chức xong, đã trình lên ban thờ gia tiên sẽ được nhà gái lấy ra ở mỗi tráp một ít, khoảng 1/3 số lễ, để lại lễ cho nhà trai mang về. Phần lễ còn lại sẽ được nhà gái dùng để mời cưới họ hàng thân thiết trong gia đình.
Đặc biệt, trong mọi lễ ăn hỏi thì nhà trai đều cần phải chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền. Trong đó, một phong bì dành cho nhà nội của cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại của cô dâu và phong bì còn lại dùng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên tại nhà cô dâu. Số tiền này không có quy định là bao nhiêu mà tùy thuộc vào thành ý của gia đình nhà trai.
Cuối cùng lễ ăn hỏi, cô dâu và chú rể sẽ ra mắt họ hàng 2 bên, mời nước, mời trầu các vị bậc tiền bối và quan khách của 2 bên gia đình.
Ăn hỏi là nghi thức đặc biệt quan trọng trong các nghi lễ cưới hỏi ở miền bắc
Sau lễ ăn hỏi khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần, hoặc cũng có thể lâu hơn tùy vào ngày tốt, lễ cưới của đôi uyên ương sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống nhất trong những nghi thức trước đó. Lễ cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất trong các thủ tục đám cưới miền Bắc và trong lễ cưới nhà trai sẽ chính thức đến rước cô dâu về nhà.
Trong lễ cưới, khi nhà trai đến rước dâu sẽ cần chuẩn bị một mâm lễ nhỏ và một phong bì tiền mặt. Số tiền này có thể do nhà gái đưa ra hoặc do nhà trai tự quyết định và bỏ vào phong bì đặt vào trong khay nhỏ. Mâm lễ này sẽ do mẹ chú rể cầm để vào trao tặng cho nàng dâu mới.
Số tiền dẫn cưới mà mẹ chồng trao cho nàng dâu này không có ý nghĩa là mua bán, mà nó là lễ vật nhằm thể hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai, cũng như muốn góp một phần chi phí nhỏ cho lễ cưới bên gia đình nhà gái.
Sau khi đại diện của cả 2 bên gia đình đã giới thiệu xong các thành phần tham dự trong lễ cưới, thì nhà trai sẽ thực hiện nghi thức xin dâu, đồng thời xin phép cho chú rể vào phòng đón cô dâu.
Sau khi đã được đón cô dâu ra ngoài, thì trước tiên cô dâu và chú rể sẽ phải làm lễ gia tiên tại ban thờ nhà gái, thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, mời trà người lớn và sau đó mới được ra mắt họ hàng. Sau cùng là nhà trai sẽ lên xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng khi đã đến giờ lành.
Hình ảnh rước dâu tại nghi lễ trong đám cưới miền bắc
>>>Tham khảo: giá thuê xe 29 chỗ đi sầm sơn
Sau tất cả những nghi lễ trong đám cưới miền Bắc, cuối cùng là nghi lễ lại mặt. Đây cũng là một trong các nghi lễ quan trọng và bắt buộc phải thực hiện trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc.
Lễ lại mặt thường được tổ chức rất ấm cúng chỉ bao gồm các thành viên của 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái. Lễ lại mặt nhằm thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu và chú rể đối với gia đình nhà gái. Cho dù có đi lấy chồng nhưng cô dâu vẫn không quên hiếu thuận với bố mẹ đẻ. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia đình nhà trai thể hiện sự kính trọng và chu đáo của mình đối với gia đình nhà gái.
Lễ lại mặt có thể được tổ chức sau lễ cưới khoảng 1, 2 ngày hoặc sau khi cô dâu và chú rể đi hưởng tuần trăng mật về. Tuy lễ lại mặt không có quy định về số ngày cụ thể, nhưng khoảng thời gian này không được để quá lâu, sẽ dễ khiến nhà gái cảm thấy không được tôn trọng.
Lễ lại mặt cũng được coi một nghi thức quan trọng trong các thủ tục đám cưới ở miền Bắc
Tùy vào điều kiện hoặc nhu cầu của từng gia đình mà tiệc cưới có thể được tổ chức tại nhà hay ở nhà hàng, khách sạn. Việc mời khách đến ăn uống và chúc mừng hạnh phúc cho đôi trai gái của gia đình 2 bên thường được diễn ra trước lễ rước dâu 1 ngày. Tiệc cưới tại 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái đều là tiệc mặn và được làm theo nhu cầu riêng của mỗi gia đình.
Đám cưới thường phụ thuộc vào tuổi của cô dâu, mà theo phong tục đám cưới miền Bắc sẽ có phong tục cưới lấy ngày. Phong tục này ở một số nơi còn được biết đến với tên gọi là phong tục đón dâu 2 lần.
Vào lễ ăn hỏi, ngoài việc thực hiện các thủ tục truyền thống thì sẽ có thêm thủ tục xin dâu. Ngày này, cô dâu sẽ theo nhà trai về nhà và ở lại một đêm, đến sáng hôm sau thì sẽ tự đi về nhà bố mẹ đẻ và đặc biệt là khi ra về không được để bất kỳ ai biết. Điều này coi như đây là một lần xuất giá của cô dâu.
Đám cưới là chuyện trọng đại của đời người nên bao giờ cũng được quan tâm sâu sắc
Hy vọng với những chia sẻ của nhà xe Việt Anh về phong tục cưới hỏi của người miền Bắc trên đây, đã giúp cho các bạn hiểu hơn được các nghi thức, tục lệ trong tổ chức đám cưới ở miền Bắc. Từ đó giúp các bạn có thể chuẩn bị được thật kỹ lưỡng và đầy đủ nhất cho ngày trọng đại, ngày vui của cuộc đời mình.
Các bạn có nhu cầu thuê xe ô tô cưới hỏi từ 4-45 chỗ giá rẻ, uy tín, chất lượng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, hãy liên hệ với nhà xe Việt Anh nhé. Hotline: 096 454 8898 - 086 8888 690 Việt Anh cam kết sẽ làm quý khách hàng hài lòng nhất có thể! Rất vinh dự được đón tiếp quý khách hàng!
Phòng điều hành: Số 5 ngõ 72 ngách 23 Đức Diễn - Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Hotline Hà Nội: 096 454 8898 - 086 8888 690 (Mr Việt)
Email: thuexevietanh@gmail.com
Dịch vụ chính: